Bằng chứng “rocket Iran” của Trump gây tranh cãi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trump đăng ảnh ba quả rocket để cáo buộc Iran tấn công đại sứ quán Mỹ, nhưng các dấu hiệu trên quả đạn khó chứng minh chúng là của Tehran.
Bằng chứng “rocket Iran” của Trump gây tranh cãi
Ảnh 3 quả rocket phóng xịt được Trump đăng hôm 23/12. Ảnh: Twitter/Donald J. Trump.

Xem Video: Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tiến vào eo biển Hormuz, áp sát, đe dọa tấn công Iran

Tổng thống Donald Trump hôm 23/12 cảnh cáo sẽ buộc "Iran chịu trách nhiệm" nếu xảy ra những vụ tấn công làm chết người Mỹ ở Iraq. Ông đăng ảnh chụp ba quả đạn pháo phản lực (rocket), cho biết chúng bị "phóng xịt" và coi đây là bằng chứng cho thấy Iran đứng sau vụ tấn công nhằm vào đại sứ quán Mỹ tại Baghdad.

"Đoán xem rocket do bên nào phóng: Iran", Trump viết trên Twitter.

Hình ảnh cho thấy 3 quả rocket với ngòi nổ được tháo rời, trên thân có những dòng chữ tiếng Anh gồm "rocket 107 mm", "lô 573", "năm 2016", "khối lượng tịnh 18 kg" và con số dường như là số thứ tự trong lô đạn. Phần đầu quả đạn cũng có chữ "HE", cho thấy nó sử dụng thuốc nổ mạnh.

Trên những quả đạn này không có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến Iran. "Những dòng chữ tiếng Anh cho thấy các quả rocket đó có thể là của Mỹ hoặc Mỹ đã bán chúng cho Iran. Cái nào mới đúng đây", một tài khoản Twitter bình luận dưới bài đăng của Trump.

Giới chuyên gia nhận định đây là các quả đạn sử dụng trong bệ pháo phản lực phóng loạt Type 63 được Trung Quốc phát triển trong thập niên 1960. Nó đã được bán cho hàng chục quốc gia, trong đó có những nước Trung Đông như Iran, Iraq, Lebanon, Syria, Libya, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, lực lượng người Kurd và dân quân Iraq cũng sở hữu loại vũ khí này.

"Nói cách khác, những rocket này có thể đến từ bất cứ đâu trên thế giới", bình luận viên Morgan Artyukhina của Sputnik bình luận. "Những vũ khí này đã được lưu hành hàng chục năm, bán cho hàng chục quốc gia và được sử dụng trong rất nhiều cuộc xung đột, nên bề ngoài của chúng khó có thể chứng minh sự liên quan của Iran".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Tehran phải chịu trách nhiệm về vụ tập kích rocket, còn Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) của quân đội Mỹ nhận định vụ tấn công rocket "do một nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn tiến hành".

Iran hôm 21/12 đáp lại bằng cách kêu gọi giới chức Mỹ không kích động "căng thẳng".

Quân đội Mỹ gần đây lo ngại nguy cơ Iran tấn công vào dịp kỷ niệm tròn một năm ngày Washington sử dụng máy bay không người lái để hạ sát tướng Qassem Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Cuộc không kích diễn ra hôm 3/1, sau khi các nhóm dân quân thân Iran tấn công rocket vào mục tiêu của Mỹ ở Iraq, tương tự vụ tập kích đại sứ quán Mỹ tuần trước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật