Sự thật về cú gạt kỷ lục PGA Tour

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Craig Barlow dùng gậy lob wedge thay vì putter từ mép green đưa bóng qua 34 mét vào hố hồi 2008.
Sự thật về cú gạt kỷ lục PGA Tour
Barlow thi đấu tại Web.com Tour’s Digital Ally Open hồi tháng 8/2015. Ảnh: AP

Sáu năm trước, Barlow tình cờ xem Tiger Woods gạt vào từ 28 mét tại hố 4, vòng thứ hai WGC - Cadillac Championship trên kênh Golf Channel. Khi đó, trên màn hình kèm bảng so sánh pha chốt hố của Woods với những cú putt dài nhất PGA Tour, trong đó, Barlow đứng đầu. Dù không ngạc nhiên, Barlow vẫn rút điện thoại ra chụp ảnh.

Bức ảnh Barlow chụp lại thống kê của PGA Tour về cú gạt kỷ lục ông ông thực hiện năm 2008. Ảnh: Golfworld

Theo luật golf, bất kỳ cú đánh trên green đều được xem là cú putt" – gạt bóng - dù golfer có dùng putter hay không. Ngược lại, dùng putter từ ngoài green đưa bóng vào hố không được xem là cú putt. Đây là trường hợp của golfer Sang Moon Bae từ ngoài green, cách hố 35,6 mét tại hố 14, vòng áp chót BMW Championship 2015.

Dù ghi nhận, kho dữ liệu của PGA Tour không có video để củng cố sự thật về cú gạt "không tưởng" của Barlow. Một số báo chọn cách an toàn khi nói đó là "cú gạt dài nhất mà chúng ta biết từ 2003", khi đấu trường Mỹ bắt đầu ứng dụng Shotlink để ghi nhận từng li từng tí thông số kỹ thuật các giải đấu.

"Giá mà mọi người hiểu sự thật. Mang danh pha putt dài nhất PGA Tour, nhưng thực sự không phải thế", ông phá lên cười trước khi kể sự việc với Golf Digest.

Barlow lên PGA Tour hồi 1998, được rất nhiều tiền thưởng trong tám năm đầu, tính cả lần vượt mốc một triệu USD năm 2006. Nhưng suốt thời gian ấy, ông vẫn trắng danh hiệu và không thuộc diện ngôi sao quen thuộc với người hâm mộ.

Đến 2008, Barlow lần đầu mất suất đặc cách. Và khi đó, ở tuổi 35, ưu tiên số 1 của ông là 150 lần qua cắt loại. Đạt mốc này, Barlow sẽ vào diện "thành viên kì cựu", được hưởng bảo hiểm sức khoẻ, vé dự ít nhất 15 giải mỗi năm cùng các đặc quyền trọn đời ở hệ thống sân TPC do PGA Tour sở hữu riêng. Trước Buick Open 2008, Barlow kẹt ở mức 148 lần qua cắt loại.

Không còn suất vào thẳng, Barlow phải đấu vòng loại đầu tuần. Ông qua lưới lọc đó, đánh 36 hố vòng chính và trên vạch cắt loại ba gậy và còn cách chỉ tiêu lớn một lần.

Ngày bế mạc Buick Open tại Warwick Hills, Barlow, khi đó 35 tuổi, vào hố 1, par5 ngoặt gấp bên phải với tâm lý nhẹ nhàng vì được đấu cuối tuần nhưng không thuộc nhóm tranh danh hiệu. Ở hố nhập cuộc, ông phải đánh hết lực và thật chính xác mới có thể lên green trong hai gậy. Nếu còn cửa, chắc chắn Barlow sẽ chia nhỏ quãng đường.

Dù vậy, Barlow quyết xài driver và gỗ số 3 cố lên khu chốt hố. Sau swing thứ hai, ông thấy bóng vừa lấn vào mép trong green. Rắc rối ở chỗ, mục tiêu ở phần sau, bên phải green. Bề mặt của nó lại ba tầng nhấp nhô, đổ từ phải sang trái. Trong khi đó, bẫy cát lại ôm sát đầu kia đường chốt hố.

Cách đến 34 mét, Barlow chọn cách vẩy bóng vì cú này giúp hạn chế quãng đường lăn bóng lẫn rủi ro sa bẫy. Ngay lúc sắp xuống gậy lob wedge, ông chợt nhớ Don Thom caddie riêng chưa rút cờ khỏi hố. Dù không gạt bóng về mặt kỹ thuật, thời đó, luật golf quy định chốt hố phải nhổ cờ.

Sau khi Thom xong nhiệm vụ và vẫn đứng đó để định vị, Barlow đưa bóng lên tầng cao nhất của green. Sau hai nảy, nó tuôn vào miệng mục tiêu trong tiếng reo hò của khoảng 50 khán giả. Từ mép green, Barlow còn chẳng thấy hố.

Sau điểm eagle, Barlow ghi thêm ba birdie, ba bogey và double bogey rồi cán đích T32 ở điểm -10. Cả vòng, ông xem như hoà vốn vì đánh tổng cộng 72 gậy trên sân par72.

Dù lập kỷ lục, Barlow không quá đỗi tự hào vì chưa đạt "chỉ tiêu tối thượng".

"Các cú đánh kỳ thú đều quan trọng. Tôi được một cú. Dù vậy, tôi nghĩ nó vẫn không bằng kỉ lục về số gậy trong vòng hoặc cách biệt thắng lợi", Barlow nói.

Trở lại Buick Open 2009 vẫn sân cũ, Barlow cần par hố cuối – hố 9 để cán mốc 150 lần qua cắt loại. Ông phát bằng gậy sắt số 3. "Tôi chán ngấy việc cả đời cứ đánh vào rừng", Barlow tự nhận xét về cú đầu hố. Nhưng lần này, bóng xuống fairway sau đó lên green an toàn. Ông xong được par như ý sau hai putt, trong đó cú cuối chỉ cần gõ nhẹ.

Vào diện thành viên kì cựu, Barlow chắc suất đấu ở hàng chục giải sau đó và kiếm thêm hàng trăm nghìn USD. Ông giải nghệ năm 2018. Barlow hiện 48 tuổi, là Giám đốc mảng huấn luyện của Học viện golf Lake Las Vegas.

Giờ đây, mỗi lần nhà báo hoặc golfer trẻ hỏi về cú gạt kỷ lục thời xưa, ông lại rút điện thoại ra, mở bức ảnh chụp màn hình Golf Channel hồi sáu năm trước để làm chứng. "Họ đều được xem. Nhưng thật lòng mà nói thì tôi cũng không giải thích nó thực ra là cú chip", Barlow tiết lộ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật