Làm công ty 10 năm, công nhân tự ti vì lương “bèo bọt” so với bạn bè

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trở thành công nhân là con đường khá nhanh để ra đời kiếm sống của nhiều người trẻ ngay khi vừa tốt nghiệp cấp 3. Nhưng cũng từ chính sự lựa chọn ấy, sau vài năm, thậm chí chục năm làm công nhân, không ít người bắt đầu tự ti, chán nản.
Làm công ty 10 năm, công nhân tự ti vì lương “bèo bọt” so với bạn bè
Nguyễn Thị Thắm (28 tuổi, quê Vĩnh Phúc) – công nhân một công ty linh kiện điện tử trong Khu công nghiệp Thăng Long trong căn phòng trọ nhỏ. Ảnh: Phương Quỳnh.

                    Xem Video: Tìm chủ doanh nghiệp Hàn nợ lương 2000 công nhân
                     

Trường hợp của Nguyễn Thị Thắm dưới đây là một ví dụ.

14h chiều, Nguyễn Thị Thắm (28 tuổi, quê Vĩnh Phúc) – công nhân một công ty linh kiện điện tử thuộc Khu Công nghiệp Thăng Long trở về khu trọ. Chiếc xe máy tay ga mới tinh được cô khoá cẩn thận dựng ngay sát cửa phòng trọ.

Chiếc xe rất mới được Thắm bảo vệ cẩn thận bởi đó là thành quả sau nhiều năm làm việc miệt mài. Thắm cho biết: "Tháng nào đi làm tôi cũng để dành 2-3 triệu đồng. Làm việc bao lâu, tích cóp chăm chỉ mới đủ tiền mua chiếc xe này".

Cách đây 10 năm, sau khi nhận bằng tốt nghiệp cấp 3, Thắm quyết định làm hồ sơ ứng tuyển vào làm công nhân khu công nghiệp. Đó không phải là lựa chọn hàng đầu của cô lúc bấy giờ, song vì hoàn cảnh và có lẽ cũng là xu hướng chung của những người không tiếp tục sự nghiệp học hành, Thắm đã quyết như vậy.

Thời gian đầu xuống Hà Nội, Thắm ở trọ cùng với chị gái. Mấy năm sau Thắm ở một mình. Căn phòng trọ của cô tuy nhỏ, nhưng được sửa soạn tươm tất, sạch sẽ và khá đầy đủ với tủ quần áo, ti vi, tủ lạnh… Duy chỉ có bếp nấu lại được cô nhờ để ở phòng trống của khu trọ.

“Phòng nhỏ, nấu trong phòng nữa thì mùi lắm” – Thắm nói.

Suốt 10 năm làm công nhân, thời gian của Thắm chủ yếu là có mặt trên công ty, còn rất ít thời gian rảnh ở nhà. Thắm chia sẻ, thời gian đầu, khi mới là công nhân, cô rất chăm chỉ, không có cảm giác chán nản vì luôn nghĩ chịu khó làm thì có tiền lo cho bản thân và gia đình ở quê.

Cứ thế, cuộc sống của Thắm lặp đi lặp lại: nếu đi làm ca đêm, khi trở về nhà, cô sẽ ngủ đến 11h trưa, sau đó dậy nấu cơm ăn, rồi lại tiếp tục đi làm. "Vậy mà cũng 10 năm tôi khăn gói lên thành phố, 10 năm trôi qua cũng coi như hết thanh xuân" - Thắm nói.

Thắm thở dài lo nghĩ chuyện tương lai vì bạn bè cùng trang lứa cũng đều yên bề gia thất. Người chuyển hướng làm kinh doanh, người chồng con đề huề. "Còn tôi làm công nhân lương bèo bọt, khó mà phát triển" - Thắm bảo.

Vì chưa có người yêu nên đôi lúc Thắm cảm thấy ngại về quê. Cô cười trừ, khẽ vuốt tóc rồi nói mình ít về quê vì không có thời gian, mà cũng vì ngại đến giờ vẫn chưa lấy chồng.

Bỏ lơ chuyện lập gia đình, Thắm bắt đầu trăn trở về công việc của bản thân nhiều hơn. Dù đã có tới 10 năm thâm niên đi làm, tiền lương cũng được điều chỉnh theo đó, nhưng Thắm dường như không còn quá mặn mà.

Cô tặc lưỡi: “Ngày còn trẻ tôi cũng chăm chỉ lắm. Nhưng giờ làm mãi cũng chán. Về quê thì không biết làm gì ngoài làm ruộng nên cứ làm vậy thôi. Làm đến bao giờ thì cũng chưa biết được”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật