Màn thách cưới “khủng” từ nhà gái khiến chàng rể nào cũng phải choáng

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bức hình ghi lại khoản lễ vật thách cưới “khủng“ mà nhà gái yêu cầu khiến nhiều người tỏ ra bất ngờ, hoang mang.
Màn thách cưới “khủng” từ nhà gái khiến chàng rể nào cũng phải choáng
Màn thách cưới khủng khiến dân tình choáng váng. (Ảnh: Ở nhà vui thấy bà)

                     Xem Video: Màn thách cưới cô gái dân tộc gây sốt cộng đồng mạng
                     

Trong văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, thách cưới từ lâu đã trở thành một tập tục cưới hỏi quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Tùy vào mỗi vùng miền, địa phương sẽ có một tục thách cưới khác nhau, với số lượng lễ vật và hình thức phụ thuộc vào yêu cầu của phía nhà gái.

Thách cưới thường là những lễ vật đơn giản phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình chú rể, nhưng cũng có khi đó là những mâm cao cỗ đầy “khủng” khiến ai nghe xong cũng phải choáng. Và màn thách cưới dưới đây là một trong số đó.

Lễ vật thách cưới tiền tỷ khiến dân tình choáng váng

Mới đây trên mạng xã hội, cư dân mạng nhiệt tình truyền tay nhau tấm hình về lễ vật thách cưới của nhà gái. Chưa biết danh tính của cô dâu, chú rể, chỉ biết số lễ vật được nhà gái yêu cầu quá khủng khiến ai cũng phải trầm trồ.

Cụ thể, lễ vật thách cưới bao gồm 3 phần, đầu tiên là nộp tài (1 tỷ đồng tiền mặt, 6.800 USD khoảng hơn 150 triệu đồng).

Thách cưới là tục lệ lâu đời tại Việt Nam. (Ảnh: Pinterest)

Phần 2 là tặng cô dâu (1 nền biệt thự Cồn Khương trị giá 12 tỷ đồng, 1 bộ trang sức kim cương gồm nhẫn và dây chuyền kim cương trị giá hơn 1,3 tỷ đồng và 1 cặp nhẫn kim cương cho dâu rể). Cuối cùng là mâm lễ (1 mâm trầu cau, 1 mâm phu thê, 1 mâm quýt úc, 1 mâm táo đỏ, 1 mâm bánh ngoại, 1 mâm bánh pía, 1 mâm trà ô long, 1 mâm đồ uống ngoại).

“Có con gái giờ quý hơn vàng”

Màn thách cưới “khủng” khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, hoang mang. Nhiều cư dân mạng cho rằng giờ lấy vợ cho con quả là một thử thách đau đầu. Không ít người lại cho rằng con gái giờ quý hơn vàng, được trân trọng hơn trước rất nhiều.

“Ai nói là có con gái là lỗ vốn nhất trên đời nào.”

“Sau này sinh con gái đi, con gái giờ quý lắm này.”

“Hai thằng nhà tôi không biết sau này lấy vợ kiểu gì đây.”

“Gia đình này gần chỗ mình, nhà gái cũng giàu lắm nên thách cưới như vậy là đúng rồi.”

“Hai bên gia đình chắc cũng phải giàu ngang ngửa nhau nên mới thách cưới vậy.”

“Cưới xin đúng là một gánh nặng.”


Cư dân mạng xôn xao trước màn thách cưới chục tỷ. (Ảnh: Ở nhà vui thấy bà)

Dù vẫn chưa rõ thân thế của cô dâu - chú rể nhưng có thể thấy độ hoành tráng của màn thách cưới này so với những lễ vật trong đám cưới thông thường. Nhưng có thể thấy được cô dâu được gia đình hai bên yêu thương và trân trọng đến nhường nào. 

Thách cưới là tục lệ lâu đời

Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam, thách cưới từ lâu đã là một tục lệ lâu đời, quen thuộc. Ngày xưa, khi muốn lấy vợ, nhà trai phải đáp ứng được đòi hỏi về lễ vật mà nhà gái đưa ra thì mới được rước nàng về dinh. Nếu không đáp ứng được thì nhà gái sẽ không gả con gái cho.

Ngày cưới, nhà trai sẽ mang sang một số lễ vật mà nhà gái yêu cầu để được đón dâu. Dựa vào điều kiện kinh tế mà nhà trai sẽ thương lượng với nhà gái về số lượng lễ vật. Số lễ vật này sẽ như một phần đóng góp của nhà trai cho nhà gái như để cảm ơn nhà gái đã sinh ra và dạy dỗ con gái - người sẽ trở thành con dâu của họ sau ngày cưới. 

Ngày nay, thách cưới trở thành một tục lệ gây nhiều tranh cãi. (Ảnh: Dân trí)

Bên cạnh đó, lễ vật còn là tấm lòng nhà trai dành cho con dâu của dòng họ. Nhà trai sẽ lo đầy đủ mọi thứ để con dâu có cuộc sống đủ đầy khi về nhà mình.

Lễ vật nhà gái yêu cầu trước đây thường gồm trầu cau, gạo nếp, gà vịt, trâu bò, quần áo, nón dép, rượu trà, bánh trái, nữ trang, tiền mặt,... Một số gia đình tri thức khá giả thậm chí còn yêu cầu lễ vật bằng chữ nghĩa. Chú rể phải vượt qua thử thách bằng văn chương thì mới được gả con gái cho.

Còn thời nay, lễ vật thường được đặt trong những mâm quả phủ vải đỏ và mang sang nhà gái. Các loại lễ vật thì không có quá nhiều khác biệt so với trước đây.

Tuy nhiên, ngày nay, thách cưới không hoàn toàn là một tục lệ truyền thống phù hợp với lối sống hiện đại. Đôi khi những sính lễ trở thành sợi dây trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái khiến nhiều chú rể phải bỏ cuộc trong khi người chịu thiệt thòi là cô dâu.

Hệ quả để lại từ những màn thách cưới khủng nhưng không phù hợp với điều kiện kinh tế hai bên gia đình là sự vay mượn khắp nơi, chạy ngược chạy xuôi để lo tiền. Sau khi kết hôn, đôi khi tình nghĩa thông gia dễ bị sứt mẻ bởi những màn thách cưới trên trời.

Kết hôn là chuyện quan trọng cả đời người, chính vì thế ai cũng muốn đám cưới của mình được trọn vẹn nhất. Nhưng một đám cưới hoàn mỹ đôi khi không đến từ những thứ vật chất xa hoa, lễ vật khủng mà đến từ chính sự chân thành, bình dị trong tình yêu của cô dâu chú rể và sự tôn trọng, hòa thuận của gia đình hai bên.

HÀNH VI "THÁCH CƯỚI" QUÁ CAO CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT TỐI ĐA 5 TRIỆU ĐỒNG

Ngày nay, phong tục cưới lâu đời - thách cưới vẫn tồn tại và được nhiều địa phương duy trì, ảnh hưởng đến việc tự nguyện kết hôn ở nam nữ. "Thách cưới" là phong tục nhà gái quy định lễ vật thách cưới (thường là tiền mặt hoặc đồ vật), nhà trai sẽ phải đáp ứng đủ thì mới được đón dâu.

Trong năm 2020, nhiều quy định, nghị định mới được ban hành nhằm cải cách và nâng cao đời sống của người dân, trong đó có Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định tại điều 59 về hành vi vi phạm quy định trong kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nghị định 82 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/9 tới đây.

Trong điều 59, đối với hành vi cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn sẽ chính thức bị áp dụng mức xử phạt. Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt của hành vi này từ 3 - 5 triệu đồng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật