Giới khoa học kêu gọi “bình tĩnh” trước chủng nCoV mới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giới chức Anh báo động về chủng nCoV mới xuất hiện trên 1.000 người dân, tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy nó hoạt động khác với những chủng đã được ghi nhận.
Giới khoa học kêu gọi “bình tĩnh” trước chủng nCoV mới
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm tiêm chủng ở hạt Surrey, Anh hôm 16/12. Ảnh:Reuters.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 19/12 thông báo, hàng triệu người dân Anh sẽ phải hủy các kế hoạch Giáng sinh và ở trong nhà do chủng nCoV mới đang lây lan rất nhanh. Bộ trưởng Y tế Anh Hancoc‌k nhấn mạnh tình hình đang "nghiêm trọng chết người" và khả năng "vượt quá tầm kiểm soát".

Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh tin rằng biến thể mới không gây tình trạng nghiêm trọng hơn các chủng cũ, song nó có khả năng lây truyền cao hơn tới 70%.

Cũng giống như các loại virus khác, nCoV luôn phát triển, biến đổi, điều này không ngạc nhiên. Việc tiêm chủng vaccine Covid-19 trên diện rộng có thể kích hoạt áp lực lớn, khiến virus tiến hóa theo hướng đột biến để trốn tránh khỏi đáp ứng miễn dịch. Điều này, có thể làm cho cuộc chiến với nCoV kéo dài.

Tuy nhiên, vài chuyên gia kêu gọi người dân bình tĩnh vì phải mất nhiều năm để virus tiến hóa đủ, khiến các loại vaccine hiện tại bất lực.

Jesse Bloom, nhà sinh học tiến hóa, Trung tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, Seattle, cho biết: "Không thể có một đột biến thảm khốc nào đó đột nhiên xuất hiện khiến tất cả khả năng miễn dịch và các kháng thể trở nên vô dụng. Đó là một quá trình kéo dài trong nhiều năm, đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều đột biến trên virus. Nó sẽ không giống như một công tắc có hai chế độ bật - tắt".

Ngoài Anh, giới chuyên gia phát hiện chủng đột biến tương tự ở Nam Phi. Các nhà khoa học nhận ra hành vi của con người là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh. Việc đột biến đó có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng lây truyền của virus thì vẫn chưa định lượng chính xác.

Virus có thể trốn tránh hoàn toàn hệ thống miễn dịch, đòi hỏi phải tích lũy một loạt đột biến. Mỗi đột biến sẽ giúp virus né tránh một số hệ thống phòng thủ của c‌ơ th‌ể. Một số virus, như cúm, tích lũy những thay đổi đó tương đối nhanh chóng. Nhưng những loại khác, như sởi, hầu như không có được bất kỳ biến đổi nào.

Emma Hodcroft, nhà dịch tễ học phân tử, Đại học Bern, Thụy Sĩ, cho biết: "Việc tiêm chủng cho khoảng 60% dân số trong vòng khoảng một năm và giảm số ca nhiễm xuống đáng kể, giúp giảm thiểu nguy cơ virus bị đột biến".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chưa có bằng chứng cho thấy chủng mới này hoạt động khác với các chủng đã được ghi nhận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật