Vì sao chúng ta luôn phải ủ mì ăn liền trong 3 phút: Không phải chỉ để chín đâu

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao chúng ta luôn phải ủ mì ăn liền trong 3 phút? Và liệu bạn đã biết cách ăn mì ăn liền đúng chuẩn hay chưa?
Vì sao chúng ta luôn phải ủ mì ăn liền trong 3 phút: Không phải chỉ để chín đâu
Ảnh minh họa

                      Xem Video: Ăn mì liên tục thì chuyện gì sẽ xãy ra
                           

Thực tế, thao tác úp mì trong 3 phút chính thói quen nhiều người thường làm theo hướng dẫn được in trên bao bì. Ở vỏ hầu hết các loại mì ăn liền đều quy ước thời gian 3 phút trong khâu hướng dẫn sử dụng, từ khâu đổ nước nóng cho tới lúc ăn được. Và đây cũng là thời lượng được tạo lập bởi Momofuku Ando - "cha đẻ" của món mì ăn liền.

Cao các loại mì ăn liền thường có chung hướng dẫn về thời gian nấu hoặc ủ trong 3 phút.

Tại sao lại là 3 phút?

Khi sáng chế ra món mì này vào năm 1958, Momofuku Ando đã thử nghiệm rất nhiều lần. Cuối cùng, ông rút ra kết luận rằng 3 phút là thời gian lý tưởng nhất để mì chín vừa ăn. Sau đó, ông đã lấy đây làm tiêu chuẩn khi in hướng dẫn cách dụng trên các gói mì ăn liền.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, thời gian 3 phút là phù hợp để kíc‌h thí‌ch vị giác, tác động tới tâm lý người dùng. 3 phút là đủ để mì tỏa mùi thơm, gia tăng cảm giác thèm ăn, khiến người dùng cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức.

Nhưng theo các phân tích chuyên ngành, khoảng thời gian 3 phút này đã khéo léo nắm bắt đúng đặc điểm tâm lý của con người. Đó là khi đối diện với món ăn, dưới sự kíc‌h thí‌ch của hương thơm, thời gian chờ đợi sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn lên rất nhiều. Và kết quả là mọi người sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

3 phút chờ đợi sẽ kíc‌h thí‌ch cảm giác thèm ăn, khiến mì trở nên hấp dẫn hơn.

Ăn mì gói như thế nào thì đúng?

Mì ăn liền là một lựa chọn nhanh chóng, tiện lợi song không hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Trong thành phần của nó chứa hàm lượng muối cao, nhiều chất béo. Lượng dinh dưỡng trong mì gói cũng không đủ. Bởi vậy, khi mua mì gói hoặc mì hộp, bạn nên lưu ý những điều sau.

Chọn loại mì chiên không dầu

Hiện nay, có rất nhiều loại mì ăn liền được sản xuất bằng phương pháp sấy khô, dùng không khí nóng. Cách này sẽ làm giảm chất béo trong mì nhờ không dùng dầu chiên, tốt hơn cho sức khỏe.

Ưu tiên loại mì không chiên bằng dầu.

Vừa ủ vừa đun sôi mì

Có một mẹo nấu mì được nhiều đầu bếp áp dụng, đó chính là kết hợp vừa ủ vừa nấu. Sau khi chần mì qua nước nóng, bạn bỏ mì vào nồi và nấu chín. Thao tác này giúp giảm bớt muối và dầu trong mì. Mì khi chín cũng mềm hơn, tốt cho hệ tiêu hóa.

Sau khi chần mì, bỏ vắt mì vào nồi nấu chín. Cách này vừa ngon vừa giảm được chất béo.

Chỉ cho một nửa gói sốt

Bản thân vắt mì vốn chứa muối, khi thêm sốt hoặc gia vị, hàm lượng muối và dầu cũng tăng lên. Để giảm bớt hai thành phần này, bạn chỉ nên bỏ tối đa nửa gói muối hoặc túi sốt là được.

Chỉ nên cho tối đa 1/2 gói muối hoặc sốt.

Ăn mì cùng rau và thịt

Mì ăn liền chỉ làm giảm cảm giác đói chứ không đủ dinh dưỡng cũng như cung cấp đủ năng lượng cho c‌ơ th‌ể. Khi ăn mì, bạn nên bỏ thêm thịt, rau để tăng cường protein, bổ sung chất xơ còn thiếu.

Vì sao chúng ta luôn phải ủ mì ăn liền trong 3 phút? - Ảnh 6

Ăn mì gói cùng rau và thịt hoặc trứng sẽ đủ dinh dưỡng, tốt hơn cho c‌ơ th‌ể.

Hạn chế uống nước nấu mì

Khi úp mì hoặc nấu mì, lượng muối và chất béo trong nước dùng sẽ tăng. Bạn nên hạn chế uống nước lèo này, đặc biệt là trong thời gian giảm cân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật