Loạt món đặc sản núi rừng Yên Bái từ hãi hùng đến thơm thảo, ngay cả “thổ địa” cũng chưa chắc biết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những món đặc sản từ “hãi hùng” đến thơm thảo của mảnh đất Yên Bái sẽ khiến du khách khó có thể nào quên.
Loạt món đặc sản núi rừng Yên Bái từ hãi hùng đến thơm thảo, ngay cả “thổ địa” cũng chưa chắc biết
Ảnh minh họa

1. Đặc sản măng ớt Trạm Tấu

Măng ớt Trạm Tấu là món ăn đặc sản chế biến từ măng lay – loại măng chỉ có ở huyện Trạm Tấu. Không giống những loại măng khác, măng lay khá đặc biệt khi sở hữu kích thước nhỏ bằng ngón tay, đặc ruột. Khi đem muối với ớt sẽ có vị giòn, cay vô cùng hấp dẫn.

2. Bánh chưng đen Mường Lò

Bánh chưng đen là đặc sản ngày Tết của người Thái, Mường Lò. Để làm ra loại bánh này, người dân sẽ tiến hành lựa chọn nguyên liệu rất kỹ càng từ lá dong bánh tẻ, gạo nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh, thịt lợn ba chỉ, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ.

Nét riêng biệt của loại bánh chưng này là lớp vỏ bánh màu đen. Để tạo màu đen bóng đặc trưng, người ta dùng thân cây núc nác tước vỏ, đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

3. Bọ xít

Một món ăn khiến nhiều du khách “hãi hùng” khi đặt chân tới Yên Bái chính là bọ xít. Những con côn trùng có mùi khá hôi này thực tế lại có thể chế biến thành món ăn đặc sản, mang hương vị không thể nào quên.

Để bọ xít không còn mùi hôi, người ta đem bọ xít ngâm xuống nước vài giờ cho đến chết. Lúc này, khi thấy bọt khí từ bọ xít bốc lên phủ kín mặt nước sẽ vớt ra, rửa sạch để ráo nước rồi đem sao vàng.

Bọ xít khi đã được sao vàng không còn mùi hăng hắc đặc trưng, mà trái lại lại rất thơm. Lúc này đầu bếp sẽ bỏ đầu, cánh, rút ruột rồi đem chiên với dầu hoặc mỡ. Thêm lá chanh, vài giọt nước cốt chanh và mắm muối là có thể thưởng thức.

4. Rau dớn

Rau dớn chỉ có ở vùng núi, nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp nơi có độ ẩm ướt cao. Rau được chế biến thành các món xào, nộm có vị giòn, nhớt và chát đặc trưng.

5. Muồm muỗm

Thêm một loại côn trùng được “nâng tầm” thành đặc sản Mường Lò. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, vị giòn tan, bùi béo, thơm nồng là đặc sản của người dân vùng cánh đồng Mường Lò, Nghĩa Lộ.

6. Măng sặt

Măng sặt được mùa nhất là vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch, thời gian vụ măng ngắn chỉ từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Loại măng này thuộc họ tre, thân nhỏ rất thẳng, búp măng to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, mọc tự nhiên.

Loại măng này có nhiều tại các vùng đồi thuộc huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, nhưng nhiều nhất là ở thị xã Nghĩa Lộ.

7. Cốm Tú Lệ

Cốm Tú Lệ có màu xanh rền, hạt mẩy, thường được ăn cùng với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên…

8. Dế mèn

Mỗi năm vào tháng 7 âm lịch khi nhãn Mường Lò chín rộ, những cơn mưa đầu mùa bắt đầu xuất hiện cũng đến mùa thu hoạch đặc sản dế mèn.

Những con dế mập ú tẩm ướp gia vị rồi cho vào chảo dầu đang sôi chiên giòn đem ra có màu vàng ruộm bắt mắt và mùi thơm đặc trưng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật