Tôi hối hận khi mua ôtô chạy xe công nghệ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bỏ việc, mua ôtô trả góp để chạy xe công nghệ, tôi làm liên tục từ sáng sớm đến khuya cũng chỉ kiếm được 450 nghìn đồng.
Tôi hối hận khi mua ôtô chạy xe công nghệ
Ảnh minh họa

                      Xem Video: [Video]: Trẻ trâu kẹp 3 tông vào tài xế xe ôm công nghệ đang chở khách một người t‌ử von‌g tại chỗ
                                 

Nói về những khó khăn của tài xế xe công nghệ khi dịch vụ này bị áp thuế VAT 10%, độc giả Khainvhd chia sẻ: "Tôi đã sai lầm khi bỏ việc đang làm rồi mua ôtô trả góp để chạy xe công nghệ. Lỡ mua xe rồi, giờ tôi muốn bán lại cũng lỗ mất cả trăm triệu. Còn tiếp tục chạy từ sáng sớm đến khuya, cả ngày cao điểm, thứ bảy và chủ nhật cũng may ra được hai triệu đồng. Trong đó, hãng thu mất 700 nghìn đồng, tiền xăng hết 500 nghìn đồng, còn lại 800 nghìn đồng lại phải chi cho ăn uống (150 nghìn đồng), hao mòn xe (200 nghìn đồng).

Vậy, số tiền kiếm được thực tế chỉ còn lại 450 nghìn đồng mỗi ngày. Đó là chưa kể chi phí bảo dưỡng xe định kỳ đối với xe chạy dịch vụ (mỗi tháng một lần), va quệt trên đường, bị công an phạt, bảo hiểm vật chất, hộp đen, phí đường bộ... Chốt lại chi phí quá cao khiến tài xế công nghệ không còn được bao nhiêu, không nuôi nổi vợ con bằng nghề này. Có lẽ tôi sẽ phải bán xe dù có bị lỗ, thay vì cày ngày cày đêm mà tiền công chẳng đáng là bao".

Đồng cảm với câu chuyện trên, bạn đọc Huu Thanh La nhấn mạnh: "Theo tôi, chạy xe công nghệ không phải là một nghề. Bạn phải nhớ, mô hình của xe công nghệ thực chất là kiếm tiền cho xe nhàn rỗi bằng việc cho người khác "đi nhờ". Còn ở Việt Nam, nhiều người lại bỏ tiền ra mua ôtô để chạy xe dịch vụ. Lúc đầu, khi luật còn chưa hoàn thiện, tài xế sẽ có thu nhập khá. Nhưng sau vài năm, khi cơ chế, luật hình thành đầy đủ, người chạy xe công nghệ phải chấp nhận môi trường công bằng như các loại hình vận tải truyền thống khác.

Nói chung, người chịu thiệt sau cùng chỉ là tài xế xe công nghệ khi họ không nhìn ra được bức tranh toàn cảnh sẽ phải như bây giờ. Những thứ hào nhoáng trước kia chỉ là khi xe công nghệ chưa phải đóng thuế. Giờ mới áp thuế VAT, sau này sẽ còn thuế thu nhập nữa. Khi bạn tham gia cuộc chơi một cách công bằng như các loại hình vận tải khác thì giá chắc chắn không còn rẻ, khách không còn nhiều nữa. Nói chung, theo tôi, mua ôtô để chạy xe công nghệ là nước đi sai lầm. Khi nào hiểu được mô hình ra đời của xe công nghệ thì bạn sẽ thấy nó đang được áp dụng sai ở Việt Nam. Còn việc áp thuế phí và các luật định sẽ dần dần đưa xe công nghệ về với đúng vai trò, vị trí của nó".

Cùng chung quan điểm, độc giả Lê Văn Hiếu Hiếu khẳng định: "Với tôi, bỏ ra 500 triệu đồng mua xe chạy lông nhông ngoài đường, mỗi tháng kiếm 15 triệu, cũng không bằng mở cửa hàng kinh doanh buôn bán, hàng tháng kiếm 12 triệu. Vừa được ở nhà với vợ con, chăm sóc gia đình, vừa kinh doanh, vừa khỏe. Kinh doanh có thể làm đến 65-70 tuổi, chứ chạy xe tới 65-70 tuổi được không? Chưa kể dịch bệnh, nắng mưa theo mùa... tài xế xe công nghệ chỉ có nằm nhà".

Chỉ ra các yếu tố cần cân nhắc trước khi quyết định đầu tư chạy xe công nghệ, bạn đọc Johnny cho rằng: "Mua xe chạy hay làm bất cứ việc kinh doanh nào cũng cần tính đến các yếu tố sau:

- Thị trường đủ lớn: khách hàng sử dụng, tần suất quay lại sử dụng dịch vụ.

- Giá sản phẩm.

- Doanh thu.

- Tổng chi phí.

- Lãi vay.

- Khấu hao.

- Lợi nhuận ròng.

Mua xe chạy dịch vụ bằng tiền vay ngân hàng thì 90% là lỗ. Mua chiếc xe một tỷ đồng, 3-5 năm sau để một chỗ cũng bị hao mòn và mất giá 20-30% giá trị, chưa nói đến chạy liên tục, nắng mưa ngoài đường. Nhìn mô hình xe công nghệ bây giờ là hiểu. Mô hình này đáng ra là tận dụng xe nhàn rỗi, thế nhưng nhiều người Việt lại đi sắm xe để chạy. Làm vậy, cứ 10 người lại có 8-9 người lỗ. Phương án đầu tư này hoàn toàn không khả thi".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật