Quan hệ Mỹ - Brazil như thế nào dưới thời ông Joe Biden?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Al Jazeera, trong những năm giữ vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã tìm được đối tác ăn ý là người đồng cấp Brazil Jair Bolsonaro. Vậy viễn cảnh quan hệ Mỹ-Brazil sẽ đi về đâu trong trường hợp ông Joe Biden trở thành tổng thống?
Quan hệ Mỹ - Brazil như thế nào dưới thời ông Joe Biden?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Brazil Bolsonaro. Ảnh: Reuters

Người bạn thân thiết của Tổng thống Trump

Nhà lãnh đạo Brazil Bolsonaro đã ủng hộ hầu hết mọi động thái của Tổng thống Trump. Trong nhiều thập niên, chính sách ngoại giao của Brazil chủ trương tránh can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, Tổng thống Bolsonaro nhiều lần ủng hộ  người đồng cấp Mỹ Trump ngay cả khi vấn đề chính trị và kinh tế không bổ sung cho nhau.

Một ví dụ là ông Bolsonaro từng tuyên bố chuyển đại sứ quán Brazil tại Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem theo hành động của Mỹ. Vấn đề liên quan đến Jerusalem là đề tài gây tranh cãi tại Trung Đông. Trong khi đó, các quốc gia Trung Đông nhập khẩu số hàng hóa trị giá tới 14 tỷ USD của Brazil trong năm 2018 nhưng Israel chỉ chiếm khiêm tốn 321 triệu USD trong số này. Chịu áp lực từ trong nước, Tổng thống Bolsonaro cuối cùng quyết định mở văn phòng thương mại tại Jerusalem.

Cũng giống như ông Trump, Tổng thống Bolsonaro không e sợ COVID-19 và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Và Brazil là quốc gia có tỷ lệ t‌ử von‌g vì COVID-19 cao thứ hai trên thế giới, sau Mỹ.

Cựu đại sứ Brazil tại Mỹ Rubens Ricupero phân tích về viễn cảnh ông Biden trở thành ông chủ Nhà Trắng thứ 46: “Ông Bolsonaro sẽ phải đứng một mình bởi đã đánh mất hình mẫu và đồng minh mạnh nhất thế giới. Ông Bolsonaro có mối quan hệ không hòa hảo với Liên minh châu Âu, Pháp, Đức và Trung Quốc. Không những vậy ông còn bắt đầu mối quan hệ với cựu Phó Tổng thống Biden một cách sai lệch”.

Nhiều tuần sau khi truyền thông Mỹ tuyên bố ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11, ông Bolsonaro vẫn im lặng không ghi nhận chiến thắng này.

Ông Bolsonaro đã thể hiện rõ không đồng tình với phát biểu của ứng viên đảng Dân chủ Biden trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên 30/9. Khi đó, nhận câu hỏi về Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, ông Biden đề nghị hỗ trợ huy động 20 tỷ USD để hỗ trợ Brazil chống lại cháy rừng ở Amazon. Ông Biden cũng gợi ý rằng Brazil có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu không ngừng việc phá rừng mưa nhiệt đới.

Ngày 11/11, ông Bolsonaro đáp trả: “Chúng tôi gần đây thấy một ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo đất nước nói rằng nếu tôi không dập tắt cháy rừng tại Amazon thì ông ta sẽ tạo rào cản thương mại với Brazil. Chúng ta phải làm gì để đối mặt với điều này? Chỉ ngoại giao là không đủ… Khi không còn đủ sức nói, chúng ta phải dùng đến hỏa lực”.

Nhưng các chuyên gia cho rằng khả năng ông Trump phải chuyển giao quyền lực trong tháng 1/2021 là rất cao và ông Bolsonaro sẽ không còn nhiều lựa chọn ngoài giải pháp ngoại giao.

Những rắc rối với nhà lãnh đạo Brazil

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh: Getty Images

Đại sứ quán Trung Quốc ngày 24/11 thông báo con trai Tổng thống Brazil Bolsonaro đã gây tổn hại quan hệ Brasilia- Bắc Kinh khi chỉ trích Huawei, công ty vốn chịu nhiều tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Nghị sĩ Eduardo Bolsonaro, con trai Tổng thống Brazil, đã đăng trên mạng xã hội Twitter cho rằng công nghệ của Huawei là “gián điệp Trung Quốc”, sau đó ông này đã xóa bài đăng.

Tuy nhiên đại sứ quán Trung Quốc tại Brazil vẫn kịp nhìn thấy bài đăng này và cảnh cáo chính phủ của ông Bolsonaro rằng điều này có thể dẫn đến “hậu quả tiêu cực”. Đại sứ quán Trung Quốc cũng đề cập nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil trong hơn một thập niên với số hàng hóa nhập khẩu trị giá 58 tỷ USD mỗi năm.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết chính phủ Brazil vào đầu tháng 11 đã tham gia Mạng lưới Clean do Mỹ dẫn đầu là liên minh điện tử gồm hơn 30 quốc gia và các công ty viễn thông lớn cùng tẩy chay công nghệ mà Washington coi bị Bắc Kinh thao túng, trong đó có Huawei.

Nếu xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì Brazil sẽ khó có thể gánh vác. Brazil vừa mất vị trí trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới và đối mặt với kỷ lục tỷ lệ thất nghiệp 14% khi dịch COVID-19 tiếp tục tăng.

Nhiều nhà quan sát cho rằng nếu không có một người bạn như Tổng thống Trump ở Washington, ông Bolsonaro có thể đối mặt với nhiều khó khăn để nhận ủng hộ ở trong nước và từ nước ngoài. Do vậy, cựu đại sứ Brazil tại Mỹ Rubens Barbosa nói rằng việc Tổng thống Trump rời Nhà Trắng có thể gây tác động mạnh đến “chủ nghĩa dân túy” tại Mỹ và Brazil.

Ông Geraldo Tadeu tại Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (Mỹ) đánh giá: “Ông Bolsonaro là một nghị sĩ ít tiếng tăm trong 20 năm, không có nền tảng chính trị mạnh chống lưng. Ông ấy như một phiên bản của Tổng thống Trump”. Tuy nhiên, Tổng thống Bolsonaro không có một đảng riêng ủng hộ như nhà lãnh đạo Mỹ Trump bởi ông đã rời bỏ đảng Tự do Xã hội năm 2019.

Nhà bình luận chính trị Eliane Cantanhede nhấn mạnh rằng tuy không có đảng riêng nhưng ông Bolsonaro dựa vào nhóm gồm 200 nhà lập pháp từ các đảng phái khác nhau để nhận ủng hộ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11063
  1. “Món quà” chia tay của ông Trump dành cho Tổng thống Biden: Đúng người, đúng thời điểm
  2. Khủng hoảng chồng khủng hoảng ngày ông Biden bước vào Nhà Trắng
  3. Dàn siêu xe bọc thép hùng hậu nhất lịch sử trong ngày ông Biden nhậm chức
  4. Biden sa thải loạt quan chức Trump bổ nhiệm
  5. Chính quyền Trump bán vũ khí cho UAE sát giờ Biden nhậm chức
  6. Nhiều nghị sĩ mặc áo giáp đến lễ nhậm chức của Biden
  7. Lời “thủ thỉ” của Biden giữa núi khủng hoảng
  8. Đài Loan được mời dự lễ nhậm chức của Biden
  9. Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ
  10. Giá vàng thế giới tăng vọt trong ngày ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ
  11. Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ
  12. Giá chứng khoán toàn cầu tăng kỷ lục sau khi ông Biden nhậm chức
  13. Tân Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức
  14. Chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden tìm cách gia hạn Hiệp ước New START
  15. Ông Biden ký 17 sắc lệnh mới, đảo ngược chính sách của ông Trump
  16. Đảng Dân chủ chính thức kiểm soát Thượng viện Mỹ
  17. Thế giới hy vọng khởi đầu mới với Mỹ dưới thời Biden
  18. Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức và ra thông điệp kêu gọi đoàn kết
  19. Nước Mỹ có Tổng thống mới
  20. Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng ông Biden nhậm chức
  21. Washington trước giờ Biden nhậm chức
  22. Ông Biden sẵn sàng cho lễ nhậm chức đặc biệt nhất trong lịch sử Mỹ
Video và Bài nổi bật