Ông cụ làm việc ‘rỗi hơi’ cả làng chế giễu, vợ con tưởng ‘ma nhập’: Sau 30 năm người đời cảm tạ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu không có sự quyết tâm và bền bỉ của ông, chẳng biết dân làng phải sinh sống và trồng trọt như thế nào trong tình trạng nước khan hiếm. “Gã điên” suốt 30 năm làm một việc tưởng vô ích nhưng giờ đây cả ngôi làng phải cảm tạ ông.
Ông cụ làm việc ‘rỗi hơi’ cả làng chế giễu, vợ con tưởng ‘ma nhập’: Sau 30 năm người đời cảm tạ
Ảnh minh họa

Có người đàn ông ở Kothilwa, Ấn Độ luôn bị dân làng nhìn bằng ánh mắt mỉa mai vì ông dành hết 30 năm cuộc đời để làm một việc trong mắt họ là vô ích. Hằng ngày ông vác cuốc đi đào con đường cằn cỗi sỏi đá với hy vọng mang nước về làng. Công việc ấy xuất phát từ sự tự nguyện, hoàn toàn không được trả lương. Nhưng hơn ai hết, ông biết chính xác những điều mình đang làm sẽ có kết quả tốt đẹp đến như thế nào.

Người đàn ông ấy có tên Laungi Bhuiya, 70 tuổi. Ông có vẻ ngoài gầy gò, mái tóc ngả màu bạc. Nơi ông và gia đình sinh sống là ngôi làng khô cằn, nghèo khó và hẻo lánh tại bang Bihar. 750 hộ dân phải sống trong những túp lều bùn. Cả làng chỉ có vài cái giếng nên nơi đây quanh năm luôn thiếu nước. Nếu có thêm nước, đời sống của bà con sẽ đỡ vất vả hơn, mùa màng cũng nhờ vậy mà tươi tốt.

Ông có vẻ ngoài gầy gò, mái tóc ngả màu bạc ngày ngày vẫn kiên nhẫn đào kênh dẫn nước.

Dù cuộc sống muôn vàn khó khăn, nước luôn trong tình trạng khan hiếm, thế nhưng không ai có kế sách nào để cải thiện. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì không phải là cách hay nhưng nếu làm, ai dám đứng ra chịu trách nhiệm? Ngay thời điểm đó, ông Laungi sở hữu một mảnh đất nhỏ ở ngôi làng và ông luôn khăng khăng bản thân có thể đào một con kênh để chuyển hướng dòng nước từ suối trên đồi chảy về làng. Ông biết rằng, nước mưa trút xuống các con suối và ông hoàn toàn có thể khiến dòng nước chảy về làng nếu như chuyển đúng hướng.

Nghĩ là làm, dù vợ con can ngăn, dân làng dè bỉu, ông cụ hằng ngày vẫn vác theo dụng cụ thô sơ, một mình cần mẫn đào con kênh dẫn nước về làng. Gia đình ông khi đó vô cùng khó khăn, các con vẫn còn nhỏ và rất cần một người cha tập trung lo kinh tế. Thế nhưng ông chưa bao giờ có ý định bỏ đi kế hoạch của mình. Vợ ông kể rằng: “Tôi luôn nổi nóng với chồng vì ông ấy không chăm lo cho các con. Chúng tôi luôn sống trong cảnh không tiền, không thức ăn”.

Dù vợ con can ngăn, dân làng dè bỉu, ông cụ hằng ngày vẫn bền bỉ đào kênh. 

Ông Laungi luôn bị vợ mình gọi là “gã điên”. Để làm ông thay đổi việc đào kênh và tập trung nuôi sống gia đình, bà đã làm tất cả mọi thứ, thậm chí là bỏ đói ông. Gia đình cũng mời thầy cúng đến để “trừ tà” cho ông. 3 trong số 4 người con đã rời bỏ ngôi làng hẻo lánh, đến các thành phố lớn làm việc nhưng ông vẫn không bao giờ lung lay giấc mơ mang nước về làng. Công việc ấy cần rất nhiều thời gian và công sức, ông đơn thân độc mã trong hành trình đào kênh. Trong mắt dân làng, ông chính là kẻ rỗi hơi thật sự. Họ hoài nghi và chế giễu ông thay vì giúp đỡ. Nhưng đối với ông, đã quyết tâm là phải làm cho bằng được.

Thấm thoát 30 năm trôi qua, ngày nào ông cũng lên đào để đào đất. Ông giờ đây đã 70 tuổi, công trình ấy vẫn còn cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện. Một nhà báo địa phương Jai Prakash vào một ngày tháng 9 đã đến gặp ông và tận mắt chứng kiến thành quả sau 3 thập kỉ của người nông dân vĩ đại. Chẳng rõ lý do gì, con kênh nhỏ dài 3km buộc phải dừng lại khi còn cách làng 1 cây số.

Vợ ông Laungi bật khóc khi luôn gọi chồng là “gã điên” suốt 30 năm qua.

Bài báo về ông Laungi và công trình tuyệt vời ngay sau khi được đăng tải trên tờ báo Hindi vào ngày 3/9 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ độc giả khắp nơi. Trong số đó, các nhà báo, lãnh đạo, nhân viên xã hội và các nhà hoạt động đã biết đến ông và muốn đến để gặp người nông dân giàu quyết tâm và bản lĩnh. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ mở rộng con kênh đào, chung tay giúp ông Laungi.

Cựu Bộ trưởng Jitan Ram Manjhi của bang Bihar đến thăm và hứa với ông rằng ông sẽ được Tổng thống Ấn Độ công nhận. Chưa hết, ông còn được nhận một chiếc máy kéo từ vị Chủ tịch Tập đoàn ô tô Mahindra, Anand Mahindra. Món quà này chính là ước mơ từ rất lâu của ông Laungi. Người dân trong làng kêu gọi vị cựu Bộ trưởng là ông Jitan xây bệnh viện và đường sá đặt theo tên của ông Laungi.

Đơn độc trên hành trình dẫn nước về làng, ông vẫn chưa một ngày bỏ cuộc. 

giờ đây gia đình ông Laungi và dân làng mới thấy rằng, việc làm của ôn trong suốt 30 năm qua không phải là giấc mơ hão huyền, càng không phải ông bị tà ma theo ám. Ông đã gác lại lợi ích riêng để chăm lo cho tương lai của dân làng bằng chính khả năng của mình. Thay vì kêu gọi hay phản kháng lại những lời chế giễu của người dân, ông cần mẫn làm tốt công việc của mình bằng sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm chẳng gì có thể xoay chuyển được. 30 năm ròng rã, đơn độc trên chính hành trình của mình, điều đó hoàn toàn không dễ dàng một chút nào.

Thời nào cũng vậy, mỗi người đều có những lắng lo của riêng mình. Ai cũng có gia đình, cũng phải chật vật với cơm áo gạo tiền. Bởi vậy mà chẳng ai có đủ sự quan tâm đến những công việc ngoài xã hội. Ở một nơi nghèo khó như ngôi làng của ông Laungi, khi người dân đã quá quen với sự thiếu thốn, bất tiện, tất bật với cái ăn cái mặc thì việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” là chuyện không thể. Mà dẫu có tốt bụng, có xông xáo làm đến đâu thì cũng không chắc sẽ mang lại kết quả tốt.

Chính vì vậy lão nông 70 tuổi suốt 30 năm tạo nên một công trình không tưởng đã được người dân khắp nơi ngưỡng mộ. Ông chính là vị anh hùng trong đời thật, làm một việc hiếm ai có thể làm được. Ông xứng đáng được tôn vinh và được trao tặng giải thưởng danh giá cho những cống hiến thầm lặng gần nửa cuộc đời. Nếu như ai cũng biết nghĩ cho cộng đồng như ông thì cuộc sống sẽ càng tốt đẹp hơn biết bao nhiêu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật