Siêu thị Trung Quốc nói quần áo size lớn là ‘thối nát’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khách hàng sốc trước mô tả về các mặt hàng thời trang cỡ lớn trong RT-Mart. Chuỗi bán lẻ này sau đó phải xin lỗi vì các tấm biển “không phù hợp”.
Siêu thị Trung Quốc nói quần áo size lớn là ‘thối nát’
Bảng hướng dẫn chọn size quần áo cho phụ nữ trong RT-Mart bị chỉ trích dữ dội. Ảnh: Weibo.

RT-Mart - chuỗi bán lẻ lớn của Trung Quốc - phải xin lỗi sau khi một cửa hàng trong hệ thống này phân loại quần áo cỡ nhỏ là “đẹp” và size lớn là “thối nát”, theo The Guardian.

Các tấm biển hướng dẫn chọn size quần áo cho phụ nữ 18-35 tuổi được treo bên trong siêu thị RT-Mart mô tả đồ cỡ nhỏ đến trung bình là “thon” và “đẹp”, còn size lớn là “thối nát”, “khủng khiếp”.

Một khách hàng đã chụp lại và chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội kèm bình luận: “Tôi đã rất sốc khi nhìn thấy bảng hướng dẫn chọn size này tại một cửa hàng RT-Mart hôm nay. Tôi hoàn toàn thối nát rồi sao?”.

Bài đăng nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi, gây nên làn sóng phản đối về thái độ miệt thị c‌ơ th‌ể và phân biệt đối xử với phụ nữ béo.

“Tấm biển không chỉ không tôn trọng phụ nữ mà còn cực kỳ thô tục”, một người nói.

Tập đoàn Alibaba của Jack Ma - gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc - là cổ đông lớn trong công ty mẹ của RT-Mart.

Hôm 12/11, RT-Mart xin lỗi về tấm biển hướng dẫn chọn size “không phù hợp”, đồng thời tuyên bố các cuộc điều tra nội bộ đã xác định đây là sự cố cá biệt tại một cửa hàng. Chuỗi bán lẻ cho biết họ đã gỡ bỏ các tấm biển và cam kết sự việc tương tự không xảy ra trong tương lai.

Tuy nhiên, lời xin lỗi này không được phần lớn dân mạng chấp nhận. Nhiều người cho biết sẽ tẩy chay cửa hàng.

“Tôi chỉ muốn biết nếu điều này xảy ra ở châu Âu hoặc châu Mỹ, liệu công ty có bị trừng phạt về mặt tài chính hay không”, một dân mạng thắc mắc.

Lời xin lỗi của chuỗi siêu thị không được dân mạng chấp nhận. Ảnh minh họa: AP.

Theo Sixth Tone, phụ nữ Trung Quốc thường phải đối mặt với áp lực về các tiêu chuẩn sắc đẹp, dẫn đến cảm giác lo lắng về hình dạng c‌ơ th‌ể và giảm cân, đôi khi theo những cách không lành mạnh.

Chen Yaya - nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải - nói rằng các chiến dịch quảng cáo gây phẫn nộ vì body shaming phản ánh sự thiếu nhận thức của cộng đồng về tính hòa nhập.

“Ở những nơi mà sự phân biệt đối xử về giới tràn lan, phụ nữ bị coi là công cụ sinh sản và tìn‌ּh dụ‌ּc. Yêu cầu về ngoại hình, c‌ơ th‌ể của họ cũng ngày càng khắc nghiệt hơn”, bà nói.

Nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Hầu hết yêu cầu này đều dựa trên tiêu chuẩn thẩm mỹ duy nhất, chẳng hạn, ‘thon gọn và trẻ trung’ mới phù hợp với khuôn mẫu về phụ nữ”.

Tuy nhiên, gần đây đã có những thay đổi nhỏ nhưng đáng kể trong ngành công nghiệp thời trang và tiếp thị của Trung Quốc. Nhiều thương hiệu thời trang hiện có size cho phụ nữ ngoại cỡ. Các doanh nghiệp quảng bá người mẫu ngoại cỡ đã giúp nhóm yếu thế tự tin hơn, đồng thời đập tan khuôn mẫu về một c‌ơ th‌ể “hoàn hảo”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật