Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc và mảnh ghép Ấn Độ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ và Ấn Độ ký hợp tác quốc phòng mở rộng chia sẻ thông tin vệ tinh quân sự như một nỗ lực ngăn cản Bắc Kinh.
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc và mảnh ghép Ấn Độ
Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Rajnath Singh tại New Delhi ngày 27/10. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper hôm 27/10 đã có chuyến thăm Ấn Độ, tăng cường thông điệp phản đối Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Trong đối thoại với người đồng cấp Ấn Độ, Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Esper đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Thỏa thuận tạo điều kiện cho việc chia sẻ công nghệ quân sự cao cấp, bản đồ không gian địa lý và dữ liệu vệ tinh nhạ‌y cả‌m, nâng cao khả năng hoạt động chính xác của tên lửa và máy bay không người lái.

Hai quan chức Mỹ cũng dự lễ tưởng niệm những quân nhân Ấn Độ thiệt mạng trong đụng độ với quân đội Trung Quốc ở biên giới. Ngày 15/6, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã có đụng độ tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ trách nhiệm cho nhau trong cuộc xung đột này.

Ngoại trưởng Pompeo nói: “Mỹ sẽ đồng hành với người dân Ấn Độ khi họ phải đối đầu với đe dọa tới tự do và chủ quyền đất nước. Lãnh đạo và người dân Mỹ đều nhận thấy rằng Trung Quốc không ủng hộ dân chủ, minh bạch, tự do hàng hải – nền tảng của Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cả Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Esper đã thảo luận về dịch COVID-19, hợp tác an ninh quốc phòng và chia sẻ lợi ích tại Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Mỹ cũng có kế hoạch bán thêm máy bay chiến đấu và máy bay không người lái cho Ấn Độ. Hai bên đánh giá hợp tác quân sự đang tiến triển tốt.

Ông Rajnath Singh - Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói: "Sau khi đã ký kết Thỏa thuận về trao đổi hậu cần năm 2016 và Thỏa thuận về thông tin liên lạc vào năm 2018, việc ký kết Thỏa thuận Hợp tác và trao đổi cơ bản (BECA) này là một thành tựu quan trọng tiếp theo".

Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng không e ngại hướng sự tập trung nhằm vào Trung Quốc. Hợp tác lần này tập trung “thể chế hóa và quy tắc hóa hợp tác để xử lý các thách thức và duy trì nguyên tắc của Ấn Độ Thái Bình Dương cởi mở và tự do trong tương lai”. Ông Esper còn nói rằng điều này đặc biệt quan trọng trước “sự hung hăng và hành động gây bất ổn ngày càng tăng từ Trung Quốc”.

Ấn Độ là ý định chiến lược của Mỹ đối phó Trung Quốc

Tháng 2 năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chuyến thăm Ấn Độ, ký kết 3 bản ghi nhớ (MoU) và các thỏa thuận quốc phòng trị giá hơn 3 tỷ USD. Việc 2 nước quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ song phương. Trong thời gian tới, rõ ràng Ấn Độ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng và là một điểm tựa vững chắc trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ.

4 tứ trụ trong chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của Mỹ.

Ý tưởng về việc xây dựng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở được người đứng đầu nước Mỹ đưa ra lần đầu vào năm 2017 tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Việc tập trung sự quan tâm vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho thấy, nước Mỹ dưới thời Donald Trump không hề xa rời châu Á, mà ngược lại còn xác định đây là khu vực gắn liền với lợi ích cốt lõi và lâu dài của xứ Cờ hoa, đặc biệt là ý định tẩy chay tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ đã lãnh đạo một cơ chế Bộ Tứ mới gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, là 4 trụ cột trong “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” mà Washington thiết lập. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống an ninh đa tầng ở khu vực được nhận định có cơ hội phát triển chưa từng có nhưng cũng đang gặp nhiều thách thức, Mỹ chủ trương lấy các đồng minh, đối tác làm điểm tựa sức mạnh nhằm hình thành ưu thế chiến lược vượt trội, bền vững trước bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào, từ đó giành quyền chủ đạo, kiểm soát toàn bộ khu vực.

Tính toán này xuất phát từ kiến tạo địa lý đặc biệt của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tuyến hàng hải huyết mạch quan trọng nhất thế giới, giao điểm của thương mại toàn cầu.

Gần 1/2 trong tổng số 90.000 tàu, thuyền và khoảng 2/3 lượng dầu mỏ trên thế giới được vận chuyển qua con đường hàng hải quan trọng này. Đây cũng là khu vực có những nền kinh tế năng động nhất thế giới, chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Vì vậy, tăng cường hợp tác với các nước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nằm trong lợi ích chiến lược của Mỹ; trong đó, dù về mặt địa lý hay sức mạnh tổng hợp, Ấn Độ đều có vị trí quyết định.

Cho đến nay, hải quân Mỹ tiếp tục phân bổ lực lượng theo tỷ lệ 60/40 giữa Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và phần còn lại của thế giới, đồng thời đây là phương tiện chính cho phép Washington can thiệp vào vùng biển rộng lớn này. Cuối cùng, Ấn Độ chính là mảnh ghép còn thiếu.

Theo đánh giá của Mỹ, với mức tăng trưởng kinh tế nhanh bậc nhất thế giới, Ấn Độ có tiềm năng để trở thành một nước lớn. Vì vậy, lấy “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” làm điểm tựa thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật