Những “bóng hồng” quyền lực ngành ngân hàng

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những “bóng hồng“ này không chỉ đảm nhận các chức vụ chủ chốt trong ngành ngân hàng, mà còn có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Những “bóng hồng” quyền lực ngành ngân hàng
Bà Nguyễn Thị Hồng- Phó Thống đốc NHNN

Xem Video: Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong 100 người thay đổi kinh tế châu Á


Bà Nguyễn Thị Hồng- Phó Thống đốc NHNN

Bà Nguyễn Thị Hồng sinh ngày 27/3/1968 có trình độ chuyên môn thạc sỹ kinh tế phát triển. Đến nay, bà Nguyễn Thị Hồng đã có gần 30 năm công tác trong ngành ngân hàng. Từ tháng 1/1991, bà Nguyễn Thị Hồng công tác tại Vụ Quản lý Ngoại hối, sau đó bà chuyển công tác sang Vụ Chính sách tiền tệ của NHNN. Bà Nguyễn Thị Hồng từng giữ chức Phó Vụ trưởng Phụ trách, sau đó là Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN.

Tại Quyết định 1056/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại bà Nguyễn Thị Hồng giữ chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với thời hạn bổ nhiệm lại từ ngày 16/8/2019.

Trước đó, Bà Nguyễn Thị Hồng từng được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu vào tháng 8/2014. Sau gần 1 năm với chức vụ Phó Thống đốc tại NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng đã ghi nhiều dấu ấn trong quá trình công tác mà cụ thể là những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

Về chính sách tiền tệ, NHNN cố gắng phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay và sẽ tạo thanh khoản thuận lợi nhất để các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trong thời gian qua, NHNN đã nới room tín dụng cho một số tổ chức tín dụng có nhu cầu và có khả năng tăng trưởng tín dụng cao hơn hạn mức NHNN đã phê duyệt đầu năm nay. Sắp tới, tổ chức tín dụng nào có nhu cầu điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng, NHNN sẽ tiếp tục xem xét trên tinh thần vừa tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng cấp tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, nhưng vẫn phải theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Bà Thái Hương-Tổng Giám đốc BacABank

Bà Nguyễn Thị Nga- Phó Chủ tịch Thường trực SeABANK

Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Bà từng học qua nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc và là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ), do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.

Bà Nga được nhiều người biết đến trong lĩnh vực bất động sản trên cương vị Chủ tịch Tập đoàn BRG, sở hữu nhiều sân golf và khách sạn nghỉ dưỡng. Và trong lĩnh vực ngân hàng, bà Nga cũng là một người có tiếng khi từng tham gia góp vốn và giữ vị trí quan trọng tại nhiều ngân hàng và hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT SeABank.

HĐQT SeABank đã thông qua phát hành gần 272 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chia cổ tức. Đồng thời, ngân hàng cũng cam kết sẽ đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung muộn nhất vào cuối quí IV/2020.

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực đến hoạt động ngành ngân hàng, song kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, SeABank vẫn hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể lợi nhuận trước thuế đạt gần 754 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ 2019.

Tại ngày 30/6, ngân hàng ghi nhận tổng tài sản đạt 162.112 tỷ đồng, tăng 8,5%; Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 110.183 tỷ đồng, tăng 7,7%; cho vay khách hàng đạt 98.043 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,23%...

Bà Thái Hương- Tổng Giám đốc BacABank

Sinh ra và lớn lên tại huyện Đô Lương, Nghệ An, bà Thái Hương từng lọt vào top 50 người phụ nữ "Quyền lực nhất châu Á" do Forbes bình chọn. Ngoài việc là lãnh đạo của BacABank, bà Hương còn được biết đến với vai trò là người phụ nữ đứng đầu CTCP Thực phẩm sữa TH (TH True Milk).

Bà Nguyễn Thị Nga- Phó Chủ tịch Thường trực SeABank

Bà Thái Hương nói rằng: "Chọn ngân hàng là điều rất đúng, bởi nó cũng giống "vai" một nhà tư vấn, như vai trò của tôi từ ngày xưa. Tư vấn và cấp tín dụng thì tôi cũng rất yêu quý. Hai nghề đó không hề tách rời nhau". "Dù là phụ nữ hay nam giới, khi đứng trên vai trò của một chủ doanh nghiệp thì sức mạnh về tinh thần cực kỳ quan trọng. Nhưng phụ nữ có 2 lợi thế nâng đỡ tinh thần, đó chính là sự tử tế và lợi thế được chăm sóc con cái, gia đình", bà Hương chia sẻ.

Tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của BAB đạt 110.928 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm nay chủ yếu nhờ các khoản phải thu tăng 13%. Cho vay khách hàng xấp xỉ đầu năm, ghi nhận 74,015 tỷ đồng. Tiền gửi tại NHNN giảm đến 48%, chỉ còn 259 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng tăng 11% so với đầu năm, lên mức 84,278 tỷ đồng, trong đó, tiền gửi có kỳ hạn tăng đến 11%. Tiền gửi và vay các TCTD khác giảm đến 40%, chỉ còn 8,676 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối tăng 34% so với đầu năm, đạt 1,104 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Phương Thảo- Phó Chủ tịch Thường trực HDBank

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã có nhiều đóng góp cho những thành quả mà HDBank đạt được cũng như việc hoạch định chiến lược phát triển ngân hàng trong những năm qua.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo-Phó Chủ tịch HDBANK

Bà Thảo là nữ tỷ phủ đầu tiên của Việt Nam, thường xuất hiện trên truyền thông với vai trò là CEO Vietjet Air - người làm nên nhiều thay đổi của ngành hàng không Việt Nam. Song không nhiều người biết rằng đây còn là môt người phụ nữ quyền lực và có tiếng trong giới ngân hàng khi tham gia sáng lập và quản trị những ngân hàng tư nhân lớn đầu tiên của Việt Nam. Trước khi tham gia vào HDBank (2008), bà Thảo đã từng tham gia sáng lập và quản trị tại hai ngân hàng Techcombank và VIB.

Theo báo cáo, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của HDBank đều ghi nhận tăng trưởng cao. Trong đó đáng chú ý dư nợ và huy động tiền gửi đến 30/6/2020 tăng lần lượt 10,3% và 18,2% so với đầu năm nay. Cơ cấu tín dụng đảm bảo sự đa dạng, an toàn và hiệu quả, hướng tới các ngành, lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, hộ gia đình sản xuất kinh doanh… Chất lượng tài sản nhờ đó được duy trì tốt nhất toàn ngành với tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,1%.

Đồng thời với tăng trưởng về quy mô, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính cũng không ngừng nâng cao. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của HDBank trong 6 tháng đạt 2.908 tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số ROE tăng từ mức 20% lên 21,6%, hệ số ROA tăng từ 1,6% lên 1,97%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR (theo Basel II) tăng từ 10,6% lên 11,5%, vượt xa mức tối thiểu 8% theo quy định. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn chỉ 21,3%.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật