Xung đột Armenia-Azerbaijan: Thù địch leo thang, S-300 bị phá hủy, Mỹ mới lên tiếng Nga đã hành động

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 27/9, đụng độ nổ ra giữa Armenia và Azerbaijan liên quan tới vùng Nagorny-Karabakh tranh chấp. Xung đột đã một lần nữa làm dấy lên quan ngại về sự bất ổn tại khu vực Nam Caucasus, một hành lang đặt các đường ống vận chuyển dầu khí tới các thị trường trên thế giới.
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Thù địch leo thang, S-300 bị phá hủy, Mỹ mới lên tiếng Nga đã hành động
Bộ Quốc phòng tuyên bố, hiện quân đội nước này ghi nhận 16 binh sĩ thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương trong vụ xung đột liên quan tới vùng Nagorny-Karabakh tranh chấp.

Văn phòng Tổng công tố Azerbaijan cho hay, 5 người trong một gia đình đã thiệt mạng do pháo kích từ phía các lực lượng Armenia, đây là những dân thường đầu tiên thương vong từ Baku trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại vùng Nagorny-Karabakh ly khai.

Trong khi đó, trang mạng Armiya.az của Azerbaijan cùng ngày đưa tin, tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Armenia đã bị phá hủy ở Karabakh.

"Máy bay do thám không người lái cảm tử (UAV-kamikaze) của quân đội Azerbaijan đã phá hủy các tổ hợp S-300 của Armenia triển khai tại Karabakh. Vì vậy, có thể tự tin khẳng định không phận Karabakh đã được ‘dọn sạch’ hoàn toàn cho Không quân Azerbaijan", trang mạng cho biết.

Các quan chức Armenia và Azerbaijan vẫn chưa chính thức xác nhận hay phủ nhận thông tin này.

Về phía Armenia, cùng ngày, Bộ Quốc phòng tuyên bố, hiện quân đội nước này ghi nhận 16 binh sĩ thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương trong vụ xung đột.

Lên tiếng về tình trạng B.L bùng phát tại hai nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô trước đây này, Tổng thống Mỹ Donald Trump Donald nói: "Chúng tôi đang xem xét việc này một cách nghiêm túc. Chúng tôi có nhiều mối quan hệ tốt đẹp tại khu vực đó. Chúng tôi sẽ xem liệu có thể chấm dứt được việc này".

Về phía Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cùng ngày đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan chấm dứt mọi cuộc xung đột vũ trang dọc ranh giới của khu vực Nagorny-Karabakh.

Ông Lavrov đã tiến hành các cuộc điện đàm riêng rẽ với những người đồng cấp Armenia và Azerbaijan cũng như Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nga, bày tỏ quan ngại trước các cuộc xung đột dọc đường tiếp xúc của khu vực Nagorny-Karabakh, ông Lavrov đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan sớm ngừng bắn. Nga sẽ tiếp tục thực hiện các nỗ lực hòa giải để ổn định tình hình.

Trước đó, trong ngày, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu đàm phán.

Trong khi đó, Điện Kremlin thông báo, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về các hành động thù địch quân sự diễn ra ở Nagorny-Karabakh.

Thông cáo báo chí của Điện Kremlin cho biết, ông Putin bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các hành động quân sự thù địch quy mô lớn mới đây ở Nagorny-Karabakh. Ông nhấn mạnh điều quan trọng hiện nay là phải thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để ngăn chặn đối đầu leo thang hơn nữa và quan trọng nhất là cần phải ngăn chặn các hành động quân sự thù địch.

Từ năm 1988, Armenia và Azerbaijan đã đối đầu ở vùng núi Nagorny-Karabakh - khu vực tự trị có đa số người Armenia sinh sống song nằm trong Azerbaijan, đã tuyên bố độc lập tách khỏi Azerbaijan vào năm 1991 và thành lập Cộng hòa Artsakh (tức CH Nagorny-Karabakh) tự xưng.

Các cuộc đàm phán hòa bình được tổ chức từ năm 1994 đã đạt được một lệnh ngừng bắn, song đôi khi hai bên vẫn xảy ra các vụ đụng độ nhỏ dọc biên giới.

Sáng 27/9, tình trạng leo thang thù địch quân sự đã bùng phát. Azerbaijan phát động chiến dịch mà họ mô tả là "phản công", trong khi Cộng hòa Artsakh tự xưng cáo buộc lực lượng Azerbaijan nổ súng vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự ở thủ phủ Stepanakert của họ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10897
  1. Chiến sự Armenia-Azerbaijan: Thủ tướng Nikol Pashinyan muốn chấm dứt xung đột
  2. Làm khó Nga, Thổ Nhĩ Kỳ khó yên trong xung đột Armenia- Azerbaijan
  3. Armenia mong Nga giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh
  4. Gruzia phủ nhận dùng lãnh thổ của mình để vận chuyển vũ khí tới Azerbaijan, Armenia
  5. Azerbaijan tháo gỡ gần 400 quả bom của Armenia
  6. Iran có thể hỗ trợ Armenia
  7. Azerbaijan thất bại sau khi phát động cuộc tấn công lớn ở Nam Karabakh
  8. EU quan ngại sâu sắc về việc vi phạm lệnh ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh
  9. Lệnh ngừng bắn bị vi phạm, Armenia bắn rơi Su-25 Azerbaijan
  10. Xung đột Armenia-Azerbaijan: Minh chứng cho sức mạnh “tàn khốc” của loạt vũ khí hiện đại
  11. Xung đột Armenia-Azerbaijan: Tổng thống Aliyev nói gì về vai trò của Nga?
  12. Giao tranh Armenia-Azerbaijan thêm ác liệt mặc lệnh ngừng bắn
  13. Thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorno - Karabakh: Hạ nhiệt căng thẳng Azerbaijan - Armenia
  14. Azerbaijan cứng rắn trong quan điểm về Nagorno-Karabakh, thỏa thuận ngừng bắn mong manh
  15. Xung đột Nagorno-Karabakh: Lệnh ngừng bắn bị thử thách nghiêm trọng
  16. Căng thẳng Nagorno-Karabakh: Bình yên “ngắn chẳng tày gang”
  17. Thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo Azerbaijan và Armenia có giải quyết mâu thuẫn sâu xa?
  18. Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn
  19. Azerbaijan tố Armenia cố phản công sau khi đình chiến ở Karabakh
  20. Người dân Armenia đặt kỳ vọng vào lệnh ngừng bắn với Azerbaijan
  21. Vừa ký thỏa thuận ngừng bắn, Azerbaijan-Armenia vi phạm ngay
  22. Armenia và Azerbaijan tuyên bố đình chiến, trao đổi tù binh từ hôm nay
Video và Bài nổi bật