TP.HCM: Nhẹ dạ tin tưởng ‘Việt kiều Mỹ’, chủ căn hộ mất hơn 300 triệu trong nháy mắt bằng thủ đoạn rất nhiều người từng gặp

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tin tưởng vào người thuê nhà gắn mác Việt kiều Mỹ, người đàn ông không ngần ngại làm theo những gì được yêu cầu và nhanh như một cơn gió, hơn 300 triệu trong tài khoản ngân hàng “bốc hơi“.
TP.HCM: Nhẹ dạ tin tưởng ‘Việt kiều Mỹ’, chủ căn hộ mất hơn 300 triệu trong nháy mắt bằng thủ đoạn rất nhiều người từng gặp
Tài khoản “Nguyễn Thắng“ gửi tin nhắn kết bạn và đặt vấn đề thuê nhà với anh A. (Ảnh chụp màn hình)

Xem Video: Một cô giáo bị tố lừa đảo hàng chục tỉ đồng

Mới đây, xuất hiện bài viết kể về "hành trình" từ chỗ là người cho thuê nhà trở thành nạn nhân lừa đảo qua mạng của một tài khoản Facebook khiến cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm. nạn nhân trong vụ việc này là anh N. T. A. (quận 4, TP.HCM), chỉ vì cả tin mà anh A. đã bị lừa số tiền hàng trăm triệu đồng, với thủ đoạn mà nhiều người đã từng gặp.

Theo nội dung được anh A. chia sẻ, anh A. hiện có một căn hộ cho thuê nằm trên đường Khánh Hội (quận 4). Ngày 16/9 vừa qua, anh lên mạng đăng bài tìm người thuê nhà thông qua một trang web chuyên giao dịch mua bán, cho thuê nhà cửa.

Thông qua dịch vụ của trang web này, đến hơn 21h ngày ngày 17/9, một tài khoản Zalo có tên Nguyễn Thắng kết bạn với anh A., đặt vấn đề muốn thuê căn hộ của anh để ở trong thời gian 1 năm.

Khi anh A. đề nghị người này đến xem nhà trước khi làm hợp đồng, thì người tự xưng là Thắng hiện đang sống ở California (Mỹ) nên sẽ cho vợ đến xem nhà khi vào Sài Gòn. 

"Ngày hôm sau anh ta có liên hệ mình để chuyển cọc bằng số điện thoại 0014145626xxx nhưng lúc đó mình đi ra ngoài không mang theo iện thoại. Lúc về mình có nhận tin nhắn và thông tin là vào ngày 24/9 vợ anh ta sẽ chuyển vào nên muốn cọc luôn. Mình có hẹn liên hệ lại mình vào hôm sau" - anh A. kể tiếp.

Tới 22h41 ngày 19/9, tài khoản Nguyễn Thắng gọi qua MXH cho anh A. trao đổi chi tiết về căn hộ. Sau đó "Việt Kiều Mỹ" liên hệ với anh A. qua số điện thoại Mỹ 0014145626xxx xác nhận về việc đã chuyển khoản số tiền đặt cọc 7,5 triệu đồng. Tuy vậy, người này nói với anh A. rằng do đang ở nước ngoài, nên số tiền cọc sẽ phải gửi cho anh A. bằng USD thông qua Western Union (một dịch vụ chuyển tiền quốc tế thông dụng), số tiền là 330 USD.

Người tự xưng Việt kiều chủ độ chuyển 330 USD cho nạn nhân. (Ảnh chụp màn hình)

"Ngay sau đó mình nhận được tin từ số +84362646xxx giả mạo như từ Western Union, có mã giao dịch là 173-887-6786 yêu cầu mình mở E-banking (dịch vụ ngân hàng điện tử) để lấy mã OTP gửi vào đường link "westernunion247-bankingonline.weebly.com", mình đã thực hiện theo.

Vừa bấm lệnh chuyển xong bất giác mình lo lắng. Tìm từ khóa "lừa đảo bằng chuyển tiền Western Union" thì thấy ngay bài viết, lập tức kiểm tra tài khoản thì mình đã bị trừ 300 triệu đồng" - anh A. tức tưởi kể.

Sau khi bị lấy lòng tin, anh A. gửi mã OTP cho đối tượng và mất tiền. (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi phát hiện mình bị lừa đảo, anh A. đã đến công an địa phương trình báo trong ngày 20/9.

Rút từ bài học kinh nghiệm bản thân, anh A. cho rằng trên các chợ thương mại điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt các đối tượng lừa đảo kiểu này biến tướng rất đa dạng. Người dân ko nên gửi OTP và phải xác nhận thông tin rõ ràng trước khi giao dịch để tránh mất đi số tiền lớn lại bị ảnh hưởng đến tinh thần.

Trước trường hợp của anh A., nhiều người cũng bị lừa đảo số tiền lớn, thậm chí hàng tỷ đồng vì dại dột gửi mã OTP tài khoản ngân hàng cho kẻ xấu.

Gần nhất vào tháng 6/2020, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an triệt phá đường dây đánh cắp mã OTP ngân hàng, chiếm đoạt hơn 100 tỉ đồng của người bán hàng online.

Về vấn đề này, các ngân hàng trong nước đã có cảnh báo gửi tới các khách hàng về việc không cung cấp mã OTP cho bất cứ ai, kể cả nhân viên ngân hàng nhằm tránh bị lừa đảo.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật