Tăng mua dầu Nga, Mỹ phớt lờ lệnh trừng phạt của mình

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ tăng cường mua dầu và mazut của Nga để thay thế nguồn nguyên liệu bị mất từ Venezuela và viễn cảnh nào cho ngành dầu khí của Nga.
Tăng mua dầu Nga, Mỹ phớt lờ lệnh trừng phạt của mình
Ảnh minh họa

Trong nửa đầu năm 2020, Mỹ đã nhập hơn 9 triệu tấn nhiên liệu của Nga - một kỷ lục tuyệt đối kể từ năm 2004. Trong tháng 7, nguồn cung nguyên liệu thô của Nga cho Mỹ so với tháng 6 đã tăng thêm 16%.

Các nhà máy lọc dầu ở Hoa Kỳ sử dụng mazut của Nga làm nguyên liệu để chế biến tiếp, cũng như để sản xuất nhiên liệu hàng hải.

Lý do là Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Venezuela vào năm ngoái trong một nỗ lực nhằm phá vỡ chế độ của Nicolas Maduro.

Do đó, dầu của Venezuela đã biến mất khỏi thị trường Mỹ. Và từ lâu, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã quen với công nghệ chế biến dầu nặng. Vì vậy họ buộc phải mua với số lượng ngày càng nhiều hơn các nguyên liệu thô tương tự từ Moscow.

Ngay trong năm ngoái, nguồn cung của Nga sang Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi, vượt 11 triệu tấn. Theo dữ liệu của công ty Refinitiv Eikon, nguồn cung cấp nhiên liệu từ Nga sang Mỹ chủ yếu đến từ cảng biển Ust-Luga.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu của Nga cũng không nên mừng vội vì đồng thời với sự gia tăng nguồn cung ứng từ Nga, vẫn đang diễn ra một quá trình khác - các công ty dầu mỏ của Mỹ đang nhanh chóng thay vào vị trí của Nga để chinh phục thị trường nhiên liệu châu Âu.

Trong tháng 4, nguồn cung dầu của Mỹ sang châu Âu đã đạt kỷ lục tuyệt đối là 35 triệu thùng. Sau đó, giảm xuống còn 24 triệu thùng trong tháng Năm và 27 triệu thùng trong tháng Sáu.

Nhưng đến cuối tháng 7, một lần nữa cho thấy mức tăng lên 31 triệu thùng. Các công ty lọc dầu châu Âu đang mua dầu thô của Mỹ rẻ hơn, thay vì mua các loại dầu ở tại địa phương, vốn đắt hơn do hạn chế nguồn cung từ các nước OPEC +.

Các nhà sản xuất dầu ở Mỹ đã tăng sản lượng khai thác sau khi hạn chế hoạt động của các giếng khoan dầu đá phiến vào mùa xuân, khi giá trên thị trường dầu sụt giảm. Tuy nhiên, họ cũng không đóng hẳn những giếng như vậy, do đó, việc phục hồi sản xuất trên các giếng khoan cũ tương đối nhanh chóng.

Và hiện nay dầu của Mỹ đang tràn ngập thị trường. Dự trữ dầu thô ở Bờ Vịnh Mê-hi-cô của Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng này. Vì vậy, việc mở rộng sang thị trường châu Âu của Mỹ sẽ vẫn tiếp tục.

Về những gì đang diễn ra trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, ông Artem Deev, người đứng đầu Cục phân tích của AMarkets cho biết: cuộc chiến giành thị trường toàn cầu sẽ trở nên khốc liệt hơn. Bởi vì, tiềm năng phát triển rộng rãi đã cạn kiệt. Do đó, các cường quốc sẽ muốn “ăn bớt” thị phần của nhau.

Cả OPEC + và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều dự đoán rằng nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới sẽ phục hồi trong thời gian rất dài và chậm. Với mức tiêu thụ 100 triệu thùng mỗi ngày trước đại dịch, thì hiện tại và trong tương lai (trong khoảng hai đến ba năm sau), nhu cầu sẽ chỉ khoảng 90 triệu thùng mỗi ngày.

Còn đối với ngân sách Nga, vốn phụ thuộc 1/3 vào nguồn thu từ dầu khí, điều này đồng nghĩa với việc giảm thu từ dầu khí một thời gian dài. Giảm nhu cầu và giảm giá dầu (và cả khí đốt), giảm tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu trên thế giới (do giảm vận tải hàng không, vận tải đường bộ) - tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến tăng thâm hụt ngân sách và buộc phải giảm chi phí.

Chỉ tính riêng trong tháng 7, ngân sách Nga đã mất hơn 90 tỷ rúp do giá dầu thấp. Giá dầu thấp và nhu cầu dầu giảm có thể dẫn đến thực tế là GDP của Nga năm 2020 sẽ giảm 3-5%.

Hoàn cảnh  khó khăn. Thứ nhất, việc giảm sản lượng dầu thô theo thỏa thuận OPEC + có thể dẫn đến việc mất khoảng 1/4 tổng số giếng dầu.

Thứ hai, tỷ trọng dự trữ dầu khó phục hồi ở Nga đang tăng lên (với chi phí hơn 40 USD / thùng). Đồng thời, sản lượng dầu nhẹ (với chi phí khoảng 25 USD / thùng) sẽ giảm đáng kể vào năm 2025.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật