Hành trình trở thành nông dân tỷ phú thời 4.0

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khởi đầu là những nông dân tự do, nhưng nhờ tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản mà rất nhiều nông dân ở Lâm Đồng hiện nay đã có doanh thu vài tỷ đồng/năm, đồng thời có thể sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý nông nghiệp trên máy tính.
Hành trình trở thành nông dân tỷ phú thời 4.0
Nông dân “tỷ phú” Nguyễn Văn Phúc

Làng nghề khởi nghiệp với công nghệ 4.0

//

Từ nông dân tự do thành… tỷ phú

Ông Nguyễn Văn Phúc, Tổ hợp tác rau an toàn Suối Thông (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) là một trong số rất nhiều những người nông dân ở vùng đất Lâm Đồng có khởi đầu đầy khó khăn, nhưng nhờ tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản từ sớm, cho đến nay ông có doanh thu mỗi năm gần 2 tỷ đồng.

“Tôi bắt đầu tham gia hợp tác với MM Mega Market Việt Nam (MM) từ năm 2007. Trong Suối Thông hiện tại có khoảng 25 hộ đang hợp tác với MM canh tác trên hơn 30 ha, trong đó có khoảng hơn 10 sản phẩm, gồm: cà chua, cải thảo, xà lách, kể cả rau mùi, rau gia vị…đang được MM thu mua để phân phối trong hệ thống siêu thị. Nhóm nông dân chúng tôi khi hợp tác với MM Mega Market đều có thu nhập rất ổn định. Thực tế doanh thu chưa trừ vốn từ MM của riêng tôi ước chừng từ 1,6 – 2 tỷ đồng/năm trên diện tích khoảng 1,5ha”, ông Phúc vui vẻ chia sẻ.

Nhớ lại quãng thời gian bấp bênh trước khi hợp tác với MM, ông Phúc trầm giọng kể: “Ngày xưa nông dân ở Suối Thông đa số làm tự do, không có đầu ra nào hết. Nông dân trồng rau đều lệ thuộc vào giá cả thị trường, thất bại thì mình người nông dân chịu. Sau này, khi hợp tác với MM thì nông dân rất an tâm vì đầu ra ổn định. Chúng tôi làm ra bao nhiêu sản phẩm, đều bán được cho công ty hết, không phải lo bán đi đâu, có lợi nhuận hay không nữa.”

Ông Phúc còn cho biết, giá cả MM thu mua của nhóm nông dân ông bao giờ cũng cao hơn giá thị trường, nhằm khuyến khích nông dân tuân thủ nghiêm khắc tiêu chuẩn VietGAP. Ví dụ, cà chua hiện tại ngoài thị trường chỉ 11.000đ, nhưng MM có khả năng mua ở mức giá 14-15.000đ.

Các hộ nông dân hợp tác với MM có đầu ra sản phẩm và thu nhập ổn định

“Nông dân Suối Thông may mắn khi hợp tác với MM, bởi họ luôn có đội ngũ kỹ sư nông nghiệp đồng hành với chúng tôi, hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và giám sát để đảm bảo việc thực hành vietGAP tại từng nông hộ. Hàng tuần và hàng tháng, kỹ sư nông nghiệp của MM làm việc với nông dân để lên kế hoạch sản xuất, phân chia kế hoạch sản xuất làm thế nào để đảm bảo sản lượng cho 10 mặt hàng mà nhóm đang sản xuất. Đồng thời, công ty cũng có những buổi hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm giữa các nông dân với nhau để làm sao cải tiến, đưa ra những phương pháp sản xuất mới cũng như kỹ thuật mới cho nông dân”, ông Phúc cho biết thêm.

Và vươn lên làm chủ công nghệ

Sau hơn 10 năm tham gia chuỗi liên kết sản xuất và được MM bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường, những nông dân tỷ phú Lâm Đồng còn được doanh nghiệp này đào tạo về công nghệ để cùng tham gia vào chiến lược số hóa nông nghiệp của đất nước.

Với sự hướng dẫn của kỹ sư MM, nông dân Thân Đình Tuyển sử dụng phần mềm Nhật ký điện tử thay thế ghi chép viết tay.

Nhìn người nông dân chân chất như ông Thân Đình Tuyển (nhóm Suối Thông B, Đơn Dương, Lâm Đồng), nhưng ít ai biết ông đã có thể sử dụng thành thạo phần mềm Nhật ký điện tử trên điện thoại thông minh, hoặc máy tính. Ông Tuyển cho biết, trước đây toàn bộ nhật ký sản xuất hàng ngày phải viết tay, nhưng từ năm 2018, MM Mega Market triển khai nhật ký điện tử và đào tạo cho nông dân cách làm.

Là người gắn bó với nông dân Lâm Đồng hàng chục năm qua, anh Võ Văn Tuấn, Quản lý thu mua và phát triển nguồn hàng của MM Mega Market tại Đà Lạt cho biết, mất khoảng 3 tháng để đào tạo cho một nông dân có thể sử dụng nhật ký điện tử này. Đầu tiên là họ phải sử dụng quen điện thoại, rồi sau đó bắt đầu mới làm quen phải đăng nhập như thế nào, gõ chữ như thế nào, rồi hướng dẫn cách đăng nhập thông tin. “Người nông dân khi làm chủ được công nghệ thì họ rất vui sướng”, anh Tuấn vui vẻ nói.

Với Nhật ký điện tử, nông dân thời 4.0 sẽ nhập toàn bộ dữ liệu về cây giống, quá trình sản xuất…lên account của mình.

Theo anh Tuấn, việc triển khai Nhật ký điện tử tiết kiệm thời gian và quản lý qui trình làm việc với nông dân đơn giản hơn, nhanh hơn và tiện lợi hơn. Mỗi nông dân sẽ được cấp một account riêng. Thay vì viết tay như trước đây, nông dân sẽ nhập toàn bộ dữ liệu về cây giống, quá trình sản xuất…lên account của mình. Toàn bộ thông tin đó sẽ được đẩy lên hệ thống và bộ phận kiểm tra của MM chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của MM sẽ xem được hết thông tin của tất cả các nông dân. Phần mềm này hỗ trợ dễ dàng cho truy xuất nguồn gốc vì tất cả các thông tin đã được nông dân tải lên trên đó và được số hóa hết.    

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật