Thái Lan: Kiểm soát tốt Covid-19 đi kèm với suy sụp kinh tế

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù Thái Lan đang kiểm soát đại Covid-19 khá tốt nhưng thành công đó đang bị che mờ bởi cơn suy thoái kinh tế trầm trọng, khiến các vụ phá sản gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Có đến 11% doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này đang bên bờ vực đóng cửa vĩnh viễn.
Thái Lan: Kiểm soát tốt Covid-19 đi kèm với suy sụp kinh tế
Thực khách ăn uống tại một quán ăn ở Bangkok, Thái Lan hồi tháng 5. Ảnh: Nikkei Asian Review

Xem Video: Covid 19- Tên gọi mới của virus Corona

70% lực lượng lao động bị giảm thu nhập đến 47%.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 ập đến Thái Lan hồi tháng 3, khoảng 70% lực lượng lao động Thái Lan bị giảm thu nhập trung bình hàng tháng 47% và 11% doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này đang bên bờ vực đóng cửa vĩnh viễn đồng thời 75% doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực du lịch chứng kiến doanh thu suy giảm ít nhất 75%.

Đây là một vài số liệu ảm đạm được rút ra từ các cuộc khảo sát trên toàn quốc ở Thái Lan do Quỹ châu Á, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở bang California, Mỹ, thực hiện với các đối tác địa phương trong tháng 5 và tháng 6 để thẩm định mức động tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á.

Dù khen ngợi nỗ lực khống chế dịch Covid-19 thành công của chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-ocha với tổng số ca nhiễm 3.376 trong đó có 58 ca t‌ử von‌g và không có ca lây nhiễm trong cộng đồng nào kể từ tháng 5, báo cáo của Quỹ châu Á lưu ý rằng tác động kinh tế của dịch bệnh đối với Thài Lan chỉ mới lộ rõ ra.

Tuần tới, Hội đồng Phát triển Xã hội Kinh tế quốc gia Thái Lan (NESDC) sẽ công bố dữ liệu tăng trưởng GDP của nước này trong quí hai với mức suy giảm có thể hơn 12%, theo dự báo của giới phân tích. GDP Thái Lan được dự báo giảm 8-10% trong năm 2020, trước khi hồi phục với mức tăng trưởng 4-5% trong năm 2021. GDP thực của Thái Lan sẽ chưa trở về mức trước đại dịch Covid-19 cho đến năm 2023, theo dự báo của viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI).

Nhưng các con số dự báo về tăng trưởng GDP của Thái Lan chưa thể hiện đầy đủ sức tàn phá của Covid-19 đối với những người dân Thái Lan dễ bị tổn thương nhất. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính số người dân Thái Lan rơi vào tình cảnh bấp bênh về kinh tế do cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tăng lên 9,7 triệu người trong quí 2, so với con số 4,7 triệu người trong quí 1. Tổng dân số Thái Lan hiện nay khoảng 69 triệu người.

Tình hình có thể tồi tệ hơn trong những tháng tới dù Thái Lan đang dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Triển vọng về đà phục hồi nhanh ở ngành du lịch, vốn chiếm đến 18% GDP Thái Lan và tạo ra 6 triệu việc làm, đang dần tắt.

Sau khi Thái Lan triển khai lệnh phong tỏa biên giới hồi tháng 3, số lượt du khách quốc tế đến nước này giảm từ 3-4 triệu khách mỗi tháng về con số zero trong tháng 4.

Các quan chức Thái Lan cho biết Thái Lan có thể đóng cửa đối với du khách quốc tế đến tận năm sau. Điều này có nghĩa là các khách sạn, các hãng lữ hành và các dịch vụ tour liên quan sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền trong mùa du lịch cao điểm truyền thống từ tháng 11 đến tháng 1. Cách tiếp cận thận trọng của chính phủ đang khiến các doanh nghiệp du lịch than trời.

“Thái Lan giờ đây đang được điều hành bởi đội ngũ bác sĩ, những người đang quá thận trọng. Điều này giống như thể Bộ Giao thông Thái Lan yêu cầu chúng ta phải giảm tốc độ trên đường cao tốc về zero để bảo đảm rằng không có vụ tai nạn nào xảy ra”, Luzi Matzig, Chủ tịch hãng lữ hàng Asian Trails Group, nói

Hiện tại, tất cả những người nước ngoài đến Thái Lan, bao gồm các nhà ngoại giao và doanh nhân, được yêu cầu cách ly bắt buộc trong 14 ngày tại các khách sạn đã được lựa chọn trước.

Người ăn xin trên một vỉa hè ở Bangkok, Thái Lan. Hàng triệu người lao động trong ngành du lịch Thái Lan mất việc vì tác động của đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP

Ngành du lịch gặp khó vì chậm tái mở cửa biên giới

Kể từ ngày 1-7, Thái Lan trợ cấp cho người dân chi tiêu du lịch nội địa, vốn chỉ chiếm 6% trong tỉ trọng 18% mà ngành du lịch đóng góp cho GDP.

Nhưng người dân Thái Lan vẫn trong trạng thái căng thẳng và cảnh giác. Trường hợp người nước ngoài nhiễm virus SARS-CoV-2 gần đây nhất ở Thái Lan là một sĩ quan quân đội cấp cao của Ai Cập, người nhập cảnh vào Thái Lan theo diện thị thực ngoại giao. Nhưng ông ta đã không tuân thủ lệnh cách ly ở khách sạn khi lẻn ra ngoài để ghé vào một khu mua sắm.

Không có ca nhiễm trong cộng đồng nào xuất hiện ở tỉnh Rayong, nơi có khách sạn mà vị sĩ quan quân đội này đang tá túc. Nhưng vụ việc đơn lẻ này đã làm nhiều người dân Thái Lan bất bình và dẫn đến làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội.

“Tôi nghĩ rằng khi mọi người thấy đất nước không có ca nhiễm mới trong cộng đồng trong ba tháng qua, họ sẽ muốn giữ vững thành tích này”, Supawan Tanomkietipume, Chủ tịch Hiệp hội các khách sạn Thái Lan (THA), một trong những tổ chức đang vận động tái mở cửa đất nước đối với du khách nước ngoài, nói.

Bà Tanomkietipume cho biết chính phủ Thái Lan không muốn rủi ro vào thời điểm này nhưng bà cũng cho rằng, nếu cẩn trọng quá mức như vậy, nền kinh tế sẽ tổn thất nặng nề, nhiều người dân và doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và có thể không trụ nổi.

Nền kinh tế và hệ thống tài chính Thái Lan đang bị tổn thương lớn khi các khách sạn vắng khách. THA ước tính có khoảng 66.000 khách sạn trên cả nước nhưng chỉ chỉ có 17.000 khách sạn có đăng ký hoạt động. Ngành khách sạn Thái Lan sử dụng khoảng 1,6 triệu lao động, trong đó 55% được sử dụng bởi các khách sạn lớn có đăng ký hoạt động.

Supawan Tanomkietipume ước tính 50% khách sạn có đăng ký ở Thái Lan đã đóng cửa vì vắng khách và điều này có nghĩa là khoảng 50% nhân viên của họ đã bị sa thải hoặc cho nghỉ việc tạm thời. Tuy nhiên, bà không biết có bao nhiêu khách sạn không đăng ký đã phá sản do thiếu dòng tiền. Theo bà, hầu hết các khách sạn lớn có thể cơ cấu các khoản nợ với các ngân hàng vì họ có tài sản thế chấp nhưng các khách sạn nhỏ và không đăng ký hoạt động thì không có khả năng đó.

Chính phủ Thái Lan đã phân bổ 1.900 tỉ baht (61 tỉ đô la Mỹ) cho các biện pháp cứu trợ kinh tế, bao gồm chương trình trợ cấp tiền mặt trị giá 600 tỉ baht (19,3 tỉ đô la Mỹ) cho những người dân bị dịch Covid-19 tác động nặng nề nhất nhưng việc triển khai và giải ngân tiền một số chương trình cứu trợ rất chậm chạp. Chẳng hạn, cho đến nay, chỉ có 100 tỉ baht (3,2 tỉ đô la) tiền cho vay với lãi suất ưu đãi 2% được giải ngân cho các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Supavud Saicheua, một lãnh đạo ở Công ty môi giới chứng khoán Pharta Thanakit Securities, nói tại một diễn đàn gần đây: “Chúng tôi lo ngại về số phận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ. Có 1,1 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ đang xin vay từ chương trình cho vay ưu đãi của chính phủ với tổng số tiền 2.210 tỉ baht. Nhưng các ngân hàng chỉ mới cho vay khoảng 100 tỉ baht”

Trong khi đó, có 15 triệu người dân Thái Lan đã nhận được khoản tiền trợ cấp 5.000 baht (160 đô la) mỗi người dù số người dân đăng ký nhận khoản trợ cấp này lên đến 28 triệu người. Ước tính có khoảng 7-8 triệu người dân làm việc ở Bangkok và các thành phố khác đã quay về quê trong thời kỳ phong tỏa. Nhiều người trong số này vẫn nán lại quê do tình hình kinh tế vẫn bất ổn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật