Sợ trò đói ăn, thầy hiệu trưởng 3 năm ròng đi xin gạo nuôi học sinh vùng cao: ‘Có gì phải xấu hổ’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tôn sư trọng đạo, đạo lý này có từ ngàn đời. Thế nhưng muốn trò “tôn sư” thầy cô phải thật sự xứng với vị thế người Thầy. Đó là lòng yêu thương trò như con, sự hy sinh lợi ích cá nhân, công sức vì sự tiến bộ hàng ngày của các em.
Sợ trò đói ăn, thầy hiệu trưởng 3 năm ròng đi xin gạo nuôi học sinh vùng cao: ‘Có gì phải xấu hổ’
Ảnh minh họa

Xem Video: Hiệu trưởng bớt xén tiền hỗ trợ học sinh nghèo

//

Ở Trường Tiểu học Nậm Manh - huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu chỉ có 48 học sinh thuộc các bản đặc biệt khó khăn được cấp gạo và tiền ăn hàng tháng. 203 em còn lại chỉ được tỉnh hỗ trợ tiền ăn. Mỗi năm học, nhà trường sẽ thiếu khoảng 20 tấn gạo.

Không được Nhà nước hỗ trợ gạo, cũng không thể ép phụ huynh góp gạo cho con, trách nhiệm lo cho trò cơm đủ no dồn lên vai các thầy cô giáo. Những lá thư xin gạo đã được thầy Hiệu trưởng Phạm Quốc Bảo nhiều lần gửi đi.

Thầy giáo Phạm Quốc Bảo - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Manh, tỉnh Lai Châu - Ảnh: VTV

Từ đầu năm 2019 đến nay, dù học sinh đến từ bản nào cũng luôn đủ cơm ăn, áo mặc. Bữa cơm ấm lòng cũng là cách để gọi trẻ đến trường đến lớp chuyên cần hơn. Nhờ tài xoay xở của các thầy cô, nhiều học sinh đã từ bỏ ý định nghỉ học giữa chừng vì thiếu ăn.

"Xin cho học trò có gì mà xấu hổ" - VTV dẫn lời thầy hiệu trưởng. 

Ảnh: VTV

Thở phào vì trò sẽ không bị đói trong năm học này nhưng thầy Bảo vẫn mong sớm có một chính sách hỗ trợ sát với thực tế hơn. Bởi dù thương trò đến mấy các thầy cũng không thể đi xin mãi được nhất là khi sắp tới đây, tập thể giáo viên nhà trường phải dồn sức cho năm học đổi mới giáo dục.

Trước đó, bức thư xin gạo nuôi học sinh của thầy giáo Phạm Quốc Bảo - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Manh (ở địa bàn xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) khiến nhiều người xúc động.

"Năm học 2019-2020, nhà trường có 19 lớp với 455 học sinh. Trong đó 251 em phải ăn ở nội trú vì nhà các học sinh này cách trường 5-30km. Chỉ cuối tuần hoặc thậm chí cuối tháng các em mới về thăm được gia đình", vị hiệu trưởng cho hay.

Nói về lý do thầy cô viết thư ngỏ xin gạo cho học sinh, thầy Bảo chia sẻ: "Từ năm 2017, xã Nậm Manh còn 2 bản thuộc vùng 3 nên hiện chỉ có 48 học sinh (thuộc vùng 3) được hưởng chế độ bán trú của nhà nước. Còn 203 em đã ra khỏi vùng 3 từ năm 2017 nên không được chế độ này.

Từ tháng 1/2019, học sinh ở nội trú không thuộc vùng 3 chỉ được tỉnh hỗ trợ tiền ăn nhưng không được hỗ trợ gạo nên nhà trường phải đi xin gạo để nuôi các em".

Thư kêu gọi của Hiệu trưởng Phạm Quốc Bảo - Ảnh: Giaoduc.net

Thời điểm đó, thầy Bảo cho biết, hiện nhà trường có 19 lớp với 455 học sinh và trong đó có 251 em phải ăn ở nội trú vì nhà cách xa trường. Toàn bộ học sinh ở trường đều là con em đồng bào dân tộc Mông. Hầu hết các hộ dân sinh sống bằng nghề trồng lúa nước nhưng năng suất thu hoạch thấp, nên kinh tế gia đình khó khăn và thiếu thốn. Đa số các em đều thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

Đến tháng 4/2017, xã Nậm Manh chỉ còn 2 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, 3 bản thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn nên hiện chỉ có 48 học sinh được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn và gạo của nhà nước (theo Nghị định 116/NĐ-CP). Còn 203 học sinh không được chế độ hỗ trợ gạo, được hỗ trợ tiền ăn của tỉnh từ tháng 1/2019 đến hết năm học 2019 – 2020.

Một điểm lẻ của trường Tiểu học Nậm Manh  - Ảnh: VTC

Hiện học sinh ở nội trú không thuộc vùng 3 chỉ được tỉnh hỗ trợ tiền ăn nhưng không được hỗ trợ gạo nên nhà trường phải đi xin gạo để nuôi các em.

"Dù các hộ dân thoát khỏi vùng 3 được gần 3 năm nhưng đời sống người dân vẫn còn rất khó khăn, tỉnh lại chỉ hỗ trợ tiền ăn nhưng không hỗ trợ gạo nên chúng tôi phải đi xin để học sinh có vữa cơm đầy đủ hơn một chút.

Đã 3 năm nay, năm nào tôi cũng viết thư kêu gọi các đơn vị tài trợ ủng hộ gạo cho nhà trường để nuôi các học sinh. Hai năm đầu tôi kêu gọi rất nhiều đơn vị và các nhóm từ thiện mới xin đủ gạo để nuôi các em nhưng đến năm nay tôi đang gặp khó khăn vì các mối quan hệ cũng có hạn và nguồn tài trợ không còn dồi dào như các năm trước.

Trong năm nay, nhà trường mới chỉ nhận được thông tin từ một công ty ở Bình Dương nói có nguyện vọng muốn hỗ trợ nhà trường 1 tấn gạo sau khi đọc được lá thư ngỏ trên báo chí" - thầy Bảo chia sẻ.

Khu nhà ở bán trú của học sinh được làm bằng tôn vẫn còn nhiều bất cập - Ảnh: VTC

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Manh thông tin, năm 2014 thầy Bảo về trường nhậm chức khi đó các học sinh đến trường rất ít và nhà trường phải rất vất vả vận động học sinh đến lớp. Thời gian đầu, học sinh đến trường nhưng sau đó trốn học về nhà.

Khu bếp được thầy Phạm Quốc Bảo chia sẻ trong lá thư - Ảnh: VTC

Tuy nhiên, nhà trường tham mưu cho chính quyền xã cần phải có biện pháp vận động các gia đình, đồng thời tạo ra những sân chơi ở trường (sân bóng đá, khu vui chơi riêng..) để các em có hứng thú hơn khi tới trường học tập.

"Giờ cảnh quan trường cũng đẹp hơn vì có thêm những sân chơi và học sinh đã tự giác đến trường nhưng thời gian tới tỉnh không hỗ trợ tiền ăn thì các em sẽ ra sao?" - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Manh buồn bã nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật