Khó khăn kinh tế bủa vây Trung Quốc

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Bloomberg, Trung Quốc đối mặt với bài toán kinh tế nặng nề nhằm bảo đảm lợi ích cho hàng tỷ dân khi nước này đứng trước thềm kết thúc giai đoạn kế hoạch 10 năm.
Khó khăn kinh tế bủa vây Trung Quốc
Các xưởng sản xuất ở khu vực Đông Quan, Trung Quốc vắng lặng do phải đóng cửa. Ảnh: Bloomberg.

Tại thủ phủ kinh tế Quảng Đông, nơi từng được coi là 1 năm 5 trung tâm kinh tế hàng đầu châu Á, ánh hào quang có thể đi vào quá khứ khi các khó khăn đang len lỏi vào từng doanh nghiệp. Phần lớn số đó là các doanh nghiệp thâm dụng lao động, hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.

Thu nhập người dân tụt về mức 10 năm trước

Trên những con hẻm nhỏ ở Đông Quan, khu vực đô thị vốn sầm uất sánh ngang với thành phố New York, các nhà sản xuất dệt nhỏ đang phải vật lộn để sinh tồn. Hàng nghìn công nhân nhập cư buộc phải ngược về các khu vực Trung Quốc nghèo đói.

“Xung quanh đây, 9/10 xưởng dệt phải ngừng hoạt động”, một chủ xưởng tên Long cho hay. 10 nhân viên cuối cùng của xưởng đã phải nhận nốt tiền lương ít ỏi còn lại để về nhà do thời gian nhàn rỗi kéo dài. Vợ ông thở dài: “Mức thu nhập của họ tụt xuống mức cách đây mười năm”.  

Sự chật vật của người dân Trung Quốc trở thành vấn đề nhức nhối với Chủ tịch Tập Cận Bình. Hệ thống chính trị nước này một lần nữa đối mặt với áp lực mạnh mẽ để đảm bảo lợi ích kinh tế cho quốc gia 1,4 tỷ người. Mục tiêu thu nhập cho người dân Trung Quốc của ông Tập vấp phải thất bại cay đắng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh bủa vây.

Trong một bài phát biểu vào ngày 31/12, Chủ tịch Trung Quốc cho hay năm 2020 sẽ là cột mốc quan trọng khi Trung Quốc cán địch mục tiêu xây dựng một xã hội thịnh vượng. Trong đó, thu nhập bình quân của người dân sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020, tổng sản phẩm quốc nội tăng gấp đôi và xóa đói giảm nghèo toàn dân.

Tuy nhiên, cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 xảy ra khi Trung Quốc vẫn còn lao đao trong thương chiến với Mỹ, loạt mục tiêu lịch sử bất ngờ vuột khỏi tầm với.

Thực tế nghiệt ngã sẽ được trình bày tại cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp Trung Quốc - sự kiện chính trị lớn nhất trong năm, ông Tập Cận Bình chọn né tránh nói về mục tiêu tăng trưởng kinh tế sau nhiều thập kỷ.

“Đây sẽ là áp lực đè nặng với ông Tập, người đã từng nhiều lần lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ và giám sát các mục tiêu kinh tế này. Ai cũng hiểu rằng nếu thiếu các mục tiêu đó thì mọi thứ khác đều không mang ý nghĩa”, Gu Su, giáo sư triết học và luật tại Đại học Nam Kinh nhận định.

Vị này phân tích, việc né tránh đồng nghĩa với việc thừa nhận sự thất bại trong mục tiêu kinh tế của Trung Quốc. Còn bất chấp công bố đạt được mục tiêu chỉ khiến người dân trung lưu nước này thêm tức giận trước những khó khăn bao trùm và một số vụ việc tranh cãi gần đây.

Khó khăn bộc lộ điểm yếu trong hệ thống kinh tế

Tại hội thảo toàn quốc hôm 9/5, Bộ trưởng Bộ Công an Zhao Kezhi nói rằng chính phủ nên ưu tiên rủi ro cho an ninh chính trị nước này. Vị này kêu gọi chính quyền cần chú ý tới các yếu tố bất ổn xuất phát từ suy thoái kinh tế và đại dịch Covid-19.

Nhiều cửa hàng phải sang nhượng hoặc đóng cửa ở thành phố Quảng Châu, thủ phủ thương mại tập trung các đầu mối từ nước ngoài. Ảnh: Bloomberg.

Trung Quốc gần đây đối mặt với một số vụ việc tranh chấp về việc làm, gian lận đầu tư và thảm họa về môi trường. Một số vụ diễn ra ở Vũ Hán, tâm phát dịch bệnh đầu tiên của Trung Quốc.

Theo BNP Paribas, do lệnh hạn chế đi lại vào các thành phố lớn, tình trạng thất nghiệp ngày càng trầm trọng ở Trung Quốc khi số lượng mất việc làm vượt quá 50 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể lên tới 12% từ tháng 3. Có tới 130 triệu người Trung Quốc bị mất việc trong quý I/2020. Chỉ 1 phần nhỏ trong số này có thể tìm kiếm phục lợi do quy trình xét duyệt rườm rà và mất thêm chi phí.

Tình trạng sa thải hàng loạt tại các doanh nghiệp khiến Trung Quốc đối mặt tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng chưa từng có kể từ năm 1990. Nền kinh tế từng bùng nổ mạnh mẽ nhờ nhờ làn sóng toàn cầu hóa và thâm nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên bối cảnh nay đã khác. Tăng trưởng dần chậm lại khi chính phủ tìm cách giảm nợ. Trong khi đó, nước này còn chịu sức áp của căng thẳng thương mại với Trung Quốc với loạt tuyên bố trả đũa thương mại, nhắm vào các nhà xuất khẩu nước này của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Gần 200 triệu việc làm của nước này liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại thương, lớn hơn cả tổng số người đang làm việc của Mỹ, Bộ trưởng thương mại Zhong San cho biết.

Khó khăn kinh tế bủa vây khiến ông Tập vấp phải cản trở nếu muốn kéo dài nhiệm kỳ. Chủ tịch Trung Quốc thực hiện chiến lược phát triển gồm 3 trụ cột chính: Bơm tiền vào tạo việc làm, kiểm duyệt mọi quan điểm bất đồng và kêu gọi chủ nghĩa dân tộc toàn dân.

Công nhân mất việc, không trợ cấp

Tại thủ phủ Quảng Châu, các bảng hiệu sang nhượng lại cửa hàng vẫn diễn ra phổ biến. Tại thành phố thương mại Yinggao luôn tấp nập mua sắm ngày nào, hầu hết cửa hàng vẫn đóng cửa do thiếu vắng du khách và người mua quốc tế.

Công nhân trong xưởng dệt ở Đông Quan. Gần 200 triệu lao động Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu. Ảnh: Bloomberg.

Diego Lee, Giám đốc Tiếp thị của Kumpaya Im & Export Agent Co. Ltd, cho biết các khó khăn khủng khiếp bóp nghẹt doanh nghiệp nhiều tháng qua. di‌ego cho biết “Không ai muốn làm gì ngoài việc đeo khẩu trang”, nhưng anh không hề lên án chính phủ khi đại dịch bùng phát.

Tuy nhiên, người lao động nhập cư ở Đông Quan đang chật vật với khó khăn do mất việc. Xie từng làm việc tại cơ sở sản xuất đồ nội thất, nhưng giờ anh cùng hơn 300 nhân viên khác, chiếm tới 75% tổng lao động của cơ sở này đã mất việc do dịch bệnh.

“Virus bùng phát và chúng tôi không thể xuất các sản phẩm ra khỏi đất nước”, Xie cho biết. Anh cho biết sẽ về quê ở Hồ Nam. Nhưng tại đó, anh chỉ có thể làm các công việc thu nhập tới 30 USD.

Xie cho hay giống như những người khác, anh không nhận được hỗ trợ hay trợ cấp nào trong thời gian này. Điều này khiến nhiều người mệt mỏi và bi quan với tham vọng phát triển Trung Quốc hướng về xuất khẩu công nghệ cao.

Trong khi đó, các đối tác của xưởng dệt ông Long sở hữu cũng đang vật lộn trong khó khăn. Ông Cai, chủ doanh nghiệp sản xuất bộ phận máy dệt cho biết hoạt động kinh doanh vốn đã chật vật khi thương chiến Mỹ - Trung bùng phát. dịch bệnh bùng phát đẩy doanh nghiệp này đến bờ vực phá sản. “Tôi không kiếm đủ để duy trì. Và không biết có thể trụ được đến khi nào”, ông Cai lo lắng.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật