Người trẻ được lợi hay bị hại sau đại dịch?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giới trẻ đang đối mặt với những thách thức lớn cần phải vượt qua vì đại dịch, nhưng họ cũng có những tố chất được coi là lợi thế để dễ dàng làm quen với cuộc sống bình thường mới.
Người trẻ được lợi hay bị hại sau đại dịch?
Những cuộc họp mặt online diễn ra xuyên suốt khoảng thời gian cách ly xã hội. Ảnh: The Corona Arms.

Những cuộc họp mặt diễn ra thông qua mạng xã hội.

Giáo viên lần đầu tải bài giảng lên YouTube.

Bác sĩ sử dụng FaceTime, Google Duo để thăm khám bệnh nhân từ xa.

Các phần mềm mua hàng trực tuyến chưa bao giờ lại cần thiết đến thế.

Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do đại dịch Covid-19 ít nhiều đã định hướng lại mọi thứ, từ việc giữ vệ sinh, giữ khoảng cách xã hội đến văn hóa làm việc, cách giao tiếp giữa người với người, theo Entrepreneur.

Hơn hết, thế hệ sinh sau năm 1996 là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình thay đổi này. Bởi lẽ, theo nhiều chuyên gia, thế hệ này chưa từng đối mặt với bất kỳ biến cố lớn nào trong đời, và đây là những thử thách đầu tiên buộc họ phải vượt qua mà không có sự chỉ dẫn của thế hệ nào trước đó.

Thuần thục và làm chủ công nghệ

Trong khi tình hình dịch bệnh khiến con người trở nên đề phòng, cẩn trọng, dần chuyển sang các nền tảng mạng xã hội để duy trì kết nối đó, thì công nghệ nhanh chóng trở thành yếu tố quan trọng, chỉ ra sự khác nhau giữa thế hệ Z và các thế hệ khác.

Khi buộc phải dạy và học online suốt hơn hai tháng, nhiều giáo viên, giảng viên mãi vẫn chưa thích nghi và truyền đạt bài học một cách hiệu quả vì khoảng 70% trong số họ chưa bao giờ “đứng lớp” một buổi học online, nói chuyện trước camera thay vì học sinh của mình.

Tuy nhiên, hầu hết học sinh, sinh viên đều cảm thấy thoải mái và thích nghi với hình thức học này từ buổi thứ hai. Bởi lẽ theo các chuyên gia, thế hệ trẻ có thể đánh đổi nhiều thứ, miễn là có thể sử dụng và truy cập internet, ngay cả tấm bằng đại học, vì thế việc sử dụng chúng thuần thục và khéo léo không là gì khó với họ.

Học sinh, sinh viên vẫn duy trì việc học online để theo kịp tiến độ chương trình học. Ảnh:

Chú trọng kỹ năng hơn bằng cấp

Theo một nghiên cứu, chỉ khoảng 26% công dân thế hệ Z coi giáo dục là rào cản đối với thành công của họ. Trong khi đó, 90% nhà tuyển dụng cho biết họ dần cởi mở hơn với các ứng viên phá bỏ rào cản truyền thống này, bởi họ thấy rằng những kỹ năng trong công việc, tinh thần ham học hỏi thì cần thiết hơn một tấm bằng đại học.

Nhiều người trẻ đang bắt đầu xem xét việc dừng hẳn chương trình giáo dục đại học kiểu truyền thống để tham gia các khóa học kỹ năng, phát triển bản thân hay đi làm tại các công ty để trau dồi kinh nghiệm.

Khi những người này gia nhập vào lực lượng lao động sớm hơn các thế hệ trước, với nền tảng giáo dục độc đáo, họ mong muốn được học hỏi và truyền đạt nhiều hơn từ những đồng nghiệp đi trước. Đối với họ, quan niệm làm việc tại một công ty, một ngành hoặc một vị trí cố định là quá lỗi thời.

Bên cạnh đó, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh cùng nhiều quốc gia, thế hệ Z được kỳ vọng rằng sẽ đại diện cho thế hệ công dân toàn cầu của đất nước, chia sẻ, giải quyết phần nào khó khăn với người dân nước họ.

Chính vì thế, theo Jenn Prevoznik, người đứng đầu của Global Head of Early Talent Acquisition, sự đa dạng, thích nghi nhanh từ vị trí các nhà lãnh đạo đến các công nhân lao động là điều vô cùng quan trọng.

Thay đổi quan điểm của nhà tuyển dụng

Từ trước đến nay, công việc và cuộc sống là hai khái niệm riêng biệt. Thế nhưng, trong thời đại kỹ thuật số, khi nhân viên dần mang nhiều công việc về nhà và mang nhiều “chất liệu” cuộc sống hơn đến công ty, hai khái niệm này đã hoàn toàn hợp nhất.

Thế hệ trẻ khó có thể chỉ ra rằng khi nào là lúc công việc dừng lại và ở đâu là nơi những tiện nghi sống bắt đầu xuất hiện, vì đối với họ, tất cả đều là cuộc sống. Bởi thế, họ hy vọng sếp hoặc quản lý của mình sẽ là người cộng sự hỗ trợ, giúp đỡ và truyền đạt những bài học cuộc sống cùng nhau.

Nhiều người trẻ hy vọng rằng sếp hoặc quản lý của họ sẽ là những cộng sự thấu hiểu, nhạy bén về mặt cảm xúc. Ảnh: Shutterstock.

Bên cạnh đó, những người này cũng mong muốn phát triển sự kết nối và được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo đồng cảm, nhạy bén về mặt cảm xúc. Vì ngoài việc là thế hệ gắn với hai từ “lo lắng” và “căng thẳng” trong giai đoạn này, họ còn là thế hệ cô đơn nhất.

Theo một nghiên cứu, hơn một nửa số công nhân trong nhóm này được xác định sở hữu 10 trong số 11 cảm xúc liên quan đến sự cô đơn. Một vài cảm giác phổ biến như cảm giác mọi người xung quânh không thực sự ở bên họ (69%), cảm thấy ngại ngùn (69%) và cảm giác không ai thực sự hiểu rõ bản thân mình (68%).  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật