Mỹ ‘quay lưng’ với phương Tây để dứt tình với Hiệp ước Bầu trời mở?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ vừa đưa ra quyết định “khó hiểu” khi tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ va chạm quân sự giữa Nga với các nước đồng minh Mỹ ở phương Tây.
Mỹ ‘quay lưng’ với phương Tây để dứt tình với Hiệp ước Bầu trời mở?
Tổng thống Trump đã xác nhận Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Nguồn: Sina.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21/5 xác nhận Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở cho phép các nước thực hiện những chuyến bay giám sát trong không phận của mình và ngược lại. "Nga đã không tuân thủ hiệp ước này, vì vậy chúng tôi sẽ rút trừ khi họ nghiêm túc thực thi nó", ông Trump khẳng định. Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong ngày 22/5 Washington sẽ thông báo ý định rút lui tới tất cả 32 nước đã phê chuẩn hiệp ước và chính thức khởi động tiến trình kéo dài 6 tháng.

Trước đó, ngày 21/5, phát ngôn viên Lầu năm Góc Jonathan Hoffman cũng tái khẳng định những cáo buộc của Mỹ rằng, Moscow đã áp đặt quy định hạn chế chuyến bay qua những khu vực nhạ‌y cả‌m như ngoài khơi Kaliningrad, khu vực giữa Ba Lan – Litva. Ngoài ra, Nga đã từ chối các chuyến bay trong phạm vi 10 km từ biên giới Georgia-Nga và từ chối chuyến bay qua các cuộc tập trận lớn trong năm. "Nga vi phạm liên tục và trắng trợn nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Bầu trời mở. Việc này đe doạ Mỹ và các đồng minh”, ông Hoffman nói

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 21/5 đã kêu gọi Mỹ “cân nhắc lại” quyết định rút khỏi Hiệp ước có lịch sử 18 năm này. Tuyên bố của Ngoại trưởng Đức cho hay, Pháp, Ba Lan và Anh đã nhiều lần giải thích với Washington rằng, những vấn đề của Nga trong những năm gần đây “không phải là lý do chính đáng” cho quyết định của Washington rút khỏi hiệp ước trên.

 Nga tiếp tục là lý do được Mỹ đưa ra để biện hộ cho hành động của mình. Nguồn: Sina.

Ông Maas nói: “Tôi vô cùng lấy làm đáng tiếc về quyết định của Mỹ. Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác để thúc giục Mỹ xem xét quyết định của mình". Ông Maas cho biết, Đức sẽ tiếp tục thực hiện Hiệp ước và nỗ lực hết sức để bảo vệ hiệp ước.

Ngay sau tuyên bố của ông Trump, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko lập tức lên tiếng trước động thái của Mỹ và cho rằng người thiệt nhất không phải là Nga mà là các đồng minh của Mỹ tại châu Âu, những nước thường được chia sẻ các hình ảnh trinh sát ở Nga. Ông Grushko nói rằng, Nga không vi phạm hiệp ước, và cũng không ngăn cản các cuộc đàm phán tiếp theo về các vấn đề kỹ thuật.

Hành động của Mỹ làm các nước NATO rơi vào nguy cơ an ninh mới. Nguồn: Sina.

Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow đang chờ Washington làm rõ về tuyên bố này. Bà Zakharova nói rằng: "Chúng tôi không nhận được thông báo chính thức hoặc giải thích từ các đối tác và đồng nghiệp Mỹ. Đây là điều ước quốc tế, đang được thực thi và các bên đều có những nghĩa vụ được quy định. Về vấn đề này, các tuyên bố công khai vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận về ý định của Mỹ”.

Bà Zakharova nói thêm: “Ngoài các tranh luận công khai, tuyên bố công khai, còn có một thực tiễn là tuân thủ các thỏa thuận và hiệp ước. Có các cơ chế để thực hiện chúng, cụ thể là có một ủy ban thích hợp để nêu các yêu cầu của mình”.

Chủ tịch Uỷ ban Các vấn đề quốc tế thuộc Duma Quốc gia Nga Leonid slu‌tsky cho biết Moscow có kế hoạch đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, mặc dù đây là hiệp ước đa phương. Ông slu‌tsky khẳng định Nga chưa từng vi phạm Hiệp ước, “không giống như Mỹ, thường im ỉm khi gặp vấn đề trong quá trình thực thi Bầu trời mở.”

Nga đã đưa ra phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Mỹ. Nguồn: Sina.

Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ đang sử dụng Hiệp ước Bầu trời mở như một công cụ mới để tiếp tục gia tăng sức ép lên Nga. Tổng thống Mỹ đã khẳng định: "Sẽ có cơ hội để đàm phán lại hiệp ước hoặc đưa ra một hiệp ước mới khác không chừng. Mỹ sẽ rút và tôi cho là Nga sẽ quay lại, nói muốn đàm phán một hiệp ước với chúng tôi".

Quyết định của Tổng thống Trump không phải là một quyết định sáng suốt, việc rút khỏi một thoả thuận nữa có thể làm sâu sắc thêm sự bất ổn toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Nga và đồng minh phương Tây của Mỹ do thiếu cơ chế minh bạch về quân sự. George Shultz – Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Wiliam Perry – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống George H.W. Bush, và cựu Thượng nghị sĩ Dân chủ Sam Nunn - người cùng với Henry Kissinger thành lập Dự án An ninh hạt nhân đã từng kêu gọi Mỹ giữ lại Hiệp ước Bầu trời mở.

“Vào thời điểm căng thẳng với Moscow gia tăng, Hiệp ước Bầu trời mở đóng vai trò là công cụ hữu ích để Mỹ và các quốc gia đồng minh theo dõi hoạt động quân sự của Nga. Việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở sẽ làm suy yếu các đồng minh Mỹ ở châu Âu”, 3 cựu quan chức trên viết trong bức thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Tổng thống Donald Trump và Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật