Buồn vì mất vợ, ông lão cầm búa đẽo núi miệt mài: 22 năm núi phải tách ra, cả làng đội ơn

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người đàn ông đào núi làm đường sau khi vợ qua đời đã khiến nhiều người xúc động, ngưỡng mộ. Tấm lòng của ông dành cho dân làng phải đến 22 năm sau mới được công nhận.
Buồn vì mất vợ, ông lão cầm búa đẽo núi miệt mài: 22 năm núi phải tách ra, cả làng đội ơn
Ảnh minh họa

Ông Dashrath Manjhi đột ngột mất vợ trong một cơn bạo bệnh. Đáng ra, người vợ có thể kịp thời được chữa trị và tỉ lệ sống sót sẽ cao nhưng do nơi họ sinh sống cách quá xa trung tâm. Từ nhà ông Dashrath đến phòng khám gần nhất trong thị trấn cũng cách 80km, đường đá gập ghềnh đầy nguy hiểm.

Khi mất vợ, ông tự trách bản thân bất lực và cũng không biết đổ lỗi phải đường xá xa xôi, hiểm trở nên khiến người vợ không kịp cứu chữa. Ôm nỗi đau mất mát và dằn vặt như thế, một ngày nọ, ông Dashrath chợt nảy ra ý định đào núi làm đường giúp người dân trong làng thuận tiện di chuyển, không ai phải rơi vào tình cảnh như vợ chồng ông. Đó cũng như cách giúp ông nguôi ngoai nỗi nhớ vợ, chuyển hóa chuyện tốt lành để người quá cố được ra đi thanh thản hơn.

Nhiều người khi biết chuyện ông cụ đào núi ngăn giữa ngôi làng và thị trấn đã cho rằng bất khả thi, thậm chí còn khuyên ông nên từ bỏ vì chỉ hao sức. Một ông cụ đẽo núi làm đường có khác gì trứng chọi đá, chỉ hao hơi tổn sức mà chẳng thu thập được lợi gì.

(Ảnh: vietnamnet)

Mặc những lời cười chê, ông Dashrath bắt tay vào kế hoạch của mình. Ông cho rằng, người vợ qua đời cũng một phần vì ngọn núi cản giữa làng và thị trấn, giờ “bứng” nó đi thì sẽ giúp ích được bao nhiêu người.

Cứ vậy, ngày nào ông lão cũng cầm búa và rời khỏi nhà từ lúc sáng sớm, quay về khi tối muộn. Cần mẫn và mặc kệ những lời cười cợt, ông lão Dashrath bắt tay đẽo núi làm đường giúp người dân trong làng.

Ông duy trì công việc cho đến tận khi qua đời, đó là vào năm 2007. Khi ông Dashrath mất, người dân trong làng mới càng ngỡ ngàng khi phát hiện con đường rộng 10m, dài 100m được đào qua núi. Nhờ con đường mới này, khoảng cách từ làng ra thị trấn rút ngắn chỉ còn tầm 5km, thay vì 80km như trước đây. Mọi nhu cầu giao thương, chữa bệnh, đi lại cũng nhờ đó trở nên dễ dàng hơn.

Từ một công việc thoạt nhìn có vẻ vô ích, phí sức, ông Dashrath đã để lại cho người dân trong làng cả con đường đào qua núi. Bằng tất cả kiên nhẫn, quyết tâm và tình yêu thương đã giúp người đàn ông lớn tuổi, ôm trong mình nỗi đau mất mát mà hoàn thành công trình vĩ đại đó.

(Ảnh: vietnamnet)

Đáng tiếc, phải đến khi ông Dashrath mất đi, người dân mới nhận ra giá trị con đường do ông đào cũng như tấm lòng vĩ đại của người đàn ông này. Chúng ta dễ buông lời cười cợt, chế giễu ai đó khi họ có ý tưởng có vẻ khác người, điên rồ. Nhưng lắm lúc, đằng sau một ý tưởng ngỡ là bất khả thi là một trái tim vĩ đại, đầy quyết tâm và biết nghĩ cho người khác.

Ngẫm từ câu chuyện xúc động, đáng nể này còn nhận ra một điều đáng học hỏi, rằng những trái tim vĩ đại sẽ luôn tìm cách để giúp người khác không đi lại con đường đau khổ, thiệt thòi mà họ đã trải qua. Ông Dashrath mất vợ do đường xá hiểm trở, chưa thuận lợi nên từ đó mới quyết tâm để không phải ai rơi vào cảnh mất người thân như ông. Hay trong thực tế cuộc sống, nhiều người đã trưởng thành sau khi trải đủ va vấp sẽ quay lại giúp đỡ cho những người trẻ, để họ có bài học kinh nghiệm mà không cần đánh đổi mới nhận được.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật