WHO cảnh báo đừng trông chờ vào văcxin COVID-19, vì sao?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Con người có thể phải thích nghi và sống chung với virus corona vì không có gì đảm bảo sớm có được loại văcxin hiệu quả, theo một chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của WHO.
WHO cảnh báo đừng trông chờ vào văcxin COVID-19, vì sao?
Không phải loại virus nào cũng có văcxin - Ảnh: AFP

Xem Video: Thực hư tin đã chế thành công vắc xin ngừa Covid-19 

//

Thông điệp mang tính cảnh báo trên do ông David Nabarro, giáo sư Trường Imperial College (London, Anh), kiêm đặc phái viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đưa ra trong cuộc phỏng vấn với báo The Observer của Anh.

Giáo sư Nabarro khuyên công chúng không nên đặt tất cả hi vọng vào một loại văcxin ngừa COVID-19 vì rất khó để phát triển nó, "thích nghi" là điều duy nhất con người có thể làm trong tương lai sắp tới.

"Không phải loại virus nào cũng có văcxin hiệu quả và an toàn. Một số virus rất khó phát triển văcxin. Vậy nên trong tương lai có thể thấy được chúng ta sẽ phải tìm cách sống chung với mối đe dọa thường trực này.

Điều đó có nghĩa là cách ly người có triệu chứng bệnh, người tiếp xúc gần; bảo vệ người lớn tuổi; tăng cường năng lực điều trị... Đây sẽ là điều bình thường mới đối với tất cả chúng ta", GS Nabarro giải thích.

Liên quan đến vấn đề này, giáo sư Ian Frazer, nhà miễn dịch học nổi tiếng người Úc từng góp phần bào chế văcxin HPV ngừa ung thư cổ tử cung, nhận định có một số lý do khiến khả năng tìm ra văcxin ngừa COVID-19 là không chắc chắn.

Ông Frazer giải thích mặc dù hiện có hơn 100 nhóm nghiên cứu khắp thế giới đang thử nghiệm văcxin phòng COVID-19, nhưng chưa nhóm nào có được mô hình tấn công virus hiệu quả; "miễn dịch chống lại virus corona cũng giống như miễn dịch với bệnh cảm lạnh vậy", ông cho biết.

"Văcxin ngừa các bệnh đường hô hấp trên rất khó phát triển, bởi vì virus xâm nhập phần ngoài của c‌ơ th‌ể. Hãy tưởng tượng chúng ta là quả bóng đá, với da và đường hô hấp nằm bên ngoài quả bóng, còn phổi là nơi giao tiếp giữa bên ngoài và bên trong.

Nơi con virus xâm nhập thuộc phạm vi bên ngoài và nó cố tấn công các tế bào trong c‌ơ th‌ể. Chỉ khi virus xâm nhập thành công, hệ miễn dịch mới bắt đầu kích hoạt để chống lại, đó là tại sao người ta đổ bệnh.

Nếu hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh, nó sẽ làm tổn thương phổi. Tương tự, văcxin cũng có thể làm mọi thứ tồi tệ hơn, do đó chúng ta phải rất thận trọng khi chọn vị trí tấn công virus".

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10599
  1. Đại dịch Covid-19 có thể kéo dài trong hai năm với ba kịch bản
  2. Nga: Trên 30 độ C, virus SARS-CoV-2 gần như bị vô hiệu hóa
  3. Nghiên cứu mới: Không chỉ phổi, virus SARS-CoV-2 còn có thể làm tổn thương não
  4. Phát triển thành công kháng thể tiêu diệt virus corona
  5. Ý có vaccine đầu tiên vô hiệu hóa SARS-CoV-2 ở tế bào người
  6. Nghiên cứu mới: Virus corona lây lan khắp thế giới từ cuối năm 2019
  7. Thử nghiệm bước đầu thành công vaccine Covid-19 Việt Nam
  8. Phát hiện các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2
  9. Australia thử nghiệm kháng thể điều trị Covid-19
  10. Mỹ thử nghiệm vaccine nCoV trên người
  11. Các nhà khoa học Hà Lan phát hiện ra kháng thể có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2
  12. Đột phá: Israel phân lập thành công kháng thể diệt virus corona gây bệnh COVID-19
  13. Sản xuất thành công kháng thể diệt virus corona
  14. Covid-19 khiến giới khoa học nghĩ lại về nhà vệ sinh công cộng
  15. Không chỉ ‘thích’ phổi, virus corona mới còn tấn công hàng loạt nội tạng
  16. Nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19: Nỗ lực hợp tác toàn cầu
  17. Israel nghiên cứu phương pháp dự báo dịch COVID-19 qua nước thải
  18. Việt Nam thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột
  19. Phát hiện loại kháng thể đầu tiên có khả năng vô hiệu hóa virus corona
  20. Quân đội Mỹ đạt đột phá bất ngờ về xét nghiệm Covid-19
  21. Nơi trú ngụ lý tưởng của SARS-CoV-2
  22. Phát hiện biến thể nguy hiểm nhất của virus corona
Video và Bài nổi bật