Lockheed Martin đã đào tạo bao nhiêu phi công và chuyên gia cho F-35 Lightning II?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lenta đưa tin, trong một thông báo mới nhất trên Twitter, công ty Lockheed Martin cho hay, hãng này đã đào tạo phi công thứ 1.000 và hơn 9.000 chuyên gia đi kèm cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II.
Lockheed Martin đã đào tạo bao nhiêu phi công và chuyên gia cho F-35 Lightning II?
tiêm kích F-35 Lightning II do Lockheed Martin sản xuất. Ảnh: Flickr.

Theo đó, Lockheed Martin cho hay, trong quá trình đào tạo phi công, ngoài các bài giảng thông thường còn bao gồm cả đào tạo giả lập và bay trực tiếp trên máy bay. Hiện tại, công ty đang đào tạo phi công và các chuyên gia đi kèm cho 10 quốc gia như: Mỹ, Anh, Australia, Đan Mạch, Israel, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy và Hàn Quốc.

Ngoài ra, Lockheed Martin cho biết thêm, vào tháng 3, Lockheed Martin đã bàn giao máy bay chiến đấu F-35 Lightning II thứ 500 cho khách hàng.

Theo các báo cáo, Lockheed Martin đưa ra vào ngày 30/12/2019 cho hay: “Số lượng F-35 được sản xuất năm 2019 là 134 chiếc, hơn 3 chiếc so với kế hoạch, tăng 47% so với 2018 và 200% so với năm 2016. Năm tới, Lockheed Martin có kế hoạch sản xuất 141 chiếc F-35 và tiếp tục tăng số lượng sản xuất hàng năm để đạt sản lượng cao nhất vào năm 2023”.

Với tổng số lượng đã được sản xuất là trên 455 chiếc, F-35 Lightning II đã trở thành máy bay thế hệ 5 được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, vượt xa F-22 Raptor, Su-57 Felon hay J-20 của Trung Quốc.

Được biết, vai trò hàng đầu trong sự phát triển của dòng máy bay chiến đấu này thuộc về hai quốc gia Mỹ và Anh (hơn 50% linh kiện được sản xuất bởi Hoa Kỳ, 15% từ Anh).

Trước đó, vào tháng 1, công ty này hứa sẽ sản xuất 180 máy bay chiến đấu F-35 Lightning II mỗi năm vào năm 2024.

Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.

Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời được sản xuất từ năm 2001. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.

F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm, 2 động cơ, tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng mang tên lửa không đối không và bom dẫn đường bằng laser với tầm hoạt động khoảng 2.200 km và có thể đánh lừa hệ thống radar của đối phương.

Nó có chiều dài: 15,37 m; sải cánh: 10,6 m; cao: 4,33 m; trọng lượng không tải: 12.000 kg; trọng lượng có tải: 20.100 kg; trọng lượng cất cánh lớn nhất: 27.200 kg; tốc độ lớn nhất: 1,6 Mach (1.930 km/h); bán kính chiến đấu: 1.100 km.

F-35 Lightning II sẽ trở thành máy bay chiến đấu chính của nửa đầu thế kỷ XXI tại ít nhất 11 quốc gia - Mỹ, Anh, Australia, Italy, Canada, Na Uy, Hà Lan và Đan Mạch, Israel, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật