Cập nhật 14h ngày 11/4: Số ca nhiễm vượt 1,7 triệu, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Á

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Số liệu mới nhất trên trang tin thống kê WorldOmeters cho thấy, số ca nhiễm chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới 1.700.007 ca, trong đó có 102.751 ca t‌ử von‌g và 376.529 ca hồi phục.
Cập nhật 14h ngày 11/4: Số ca nhiễm vượt 1,7 triệu, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Á
Điểm nóng dịch bệnh Covid-19 ở Singapore chủ yếu tập trung ở khu nhà ở tập trung của lao động nhập cư.

Xem Video: Singapore tăng kỷ lục ca nhiễm COVID-19

//

Trong tổng số 210 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi đại dịch nguy hiểm này, Mỹ đứng đầu về số ca mắc Covid-19 với 502.876 ca, theo sau là Tây Ban Nha và Italy với số ca mắc lần lượt là 158.273 và 147.577.

Xét về số ca t‌ử von‌g, Italy là nước có số ca t‌ử von‌g nhiều nhất với 18.849 ca, Mỹ theo sát với 18.747 ca.

* Singapore ghi nhận thêm 198 ca mắc và 1 ca t‌ử von‌g do bệnh Covid-19 ngày 10/4. Theo đó, tổng số bệnh nhân tại đây tăng lên 2.108 ca với 7 ca t‌ử von‌g trong bối cảnh Singapore đang nỗ lực đối phó với đại dịch trong giai đoạn 2 .

Các điểm nóng về dịch bệnh tại Singapore chủ yếu tập trung tại các khu nhà ở của hàng chục nghìn lao động nhập cư, với hơn 500 ca mắc được ghi nhận tại những khu này. Nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan rộng, nhà chức trách đã tiến hành cách ly một số khu nhà ở của lao động nước ngoài và sơ tán nhiều lao động đến khu vực khác.

Hiện Singapore đang siết chặt các biện pháp phòng ngừa, trong đó có đóng cửa đa số nơi làm việc, trong bối cảnh số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng vọt trong tháng 4 này.

Singapore là một trong những nước đầu tiên thông báo các ca mắc sau khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Trung Quốc cuối năm 2019. Singapore hạn chế dịch bệnh lây lan nhanh nhờ các biện pháp nghiêm ngặt gồm xét nghiệm và theo dõi quá trình tiếp xúc của bệnh nhân.

Số ca mắc thấp so với mặt bằng chung của thế giới, nhưng giới quan sát cảnh báo các nước cần luôn cảnh giác ngay cả khi những nước này dường như đã kiểm soát được dịch bệnh.

Một số nước tại châu Á duy trì số ca mắc ở mức thấp trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, song đang đối mặt với nguy cơ dịch tái bùng phát khi những ca bệnh từ nước ngoài về và số ca lây nhiễm trong cộng đồng gia tăng.

* Thái Lan ngày 11/4 xác nhận thêm 45 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 2 ca t‌ử von‌g, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 2.518 bệnh nhân và tổng số ca t‌ử von‌g lên 35 người. Thủ đô Bangkok là địa phương có số ca nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất, trong khi tỷ lệ lây nhiễm cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Phuket.

Thái Lan đã ghi nhận hơn 6.500 trường hợp vi phạm lệnh giới nghiêm ban đêm trong thời gian từ ngày 3-10/4. Phó phát ngôn viên Văn phòng Tổng chưởng lý (OAG) Prayuth Phetchakhun cho biết có 5.264 người đã bị truy tố, trong đó một nửa ở độ tuổi từ 20-35 và hầu hết là do vi phạm lệnh giới nghiêm.

Chính phủ Thái Lan đã ban bố Sắc lệnh Về tình trạng khẩn cấp từ ngày 26/3 đến 30/4 nhằm hạn chế người dân đi lại và buộc họ ở trong nhà nhằm chặn đứng sự lây lan của đại dịch Covid-19. Trong số các chỉ thị được ban hành theo sắc lệnh trên có lệnh cấm tụ tập đông người gây nhiễu loạn xã hội và lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ 22h hôm trước đến 4h hôm sau.

Mặc dù không hài lòng với việc có một số lượng lớn người dân vi phạm lệnh giới nghiêm, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết ông sẽ không ban hành những hạn chế cứng rắn hơn vì những biện pháp đối phó với dịch Covid-19 trong vòng 100 ngày qua đang mang lại hiệu quả.

Phát biểu trên truyền hình tối 10/4, Thủ tướng Prayut nói rằng Thái Lan hiện có số lượng bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 ở mức độ có thể kiểm soát được và tỷ lệ t‌ử von‌g thấp so với những nước hàng đầu khác. Ông Prayut cũng đã ký lệnh cho phép một số đối tượng hoặc ngành nghề được làm việc trong thời gian giới nghiêm.

* Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo và 6 tỉnh khác cùng ngày 11/4 đã bắt đầu áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp, theo đó người dân được khuyến cáo nên ở nhà và các cơ sở kinh doanh mặt hàng và dịch vụ không thiết yếu tạm thời đóng cửa để ngăn dịch Covid-19 lây lan.

Ngày 7/4 vừa qua, Thủ tướng Abe Shinzo đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh, thành gồm thủ đô Tokyo cùng với các tỉnh Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka. Đây là lần đầu tiên tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh được ban bố ở Nhật Bản.

dịch bệnh Covid-19 bùng phát được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến Saudi Arabia quyết định thông báo ngừng bắn ở Yemen, nơi Riyadh đang chiến đấu với phiến quân Houthi. (Nguồn: AFP)

* 150 thành viên trong Hoàng gia Saudi Arabia được cho là đã bị nhiễm Covid-19. Trong đó, Thống đốc Riyadh, Hoàng tử Faisal bin Bandar bin Abdulaziz Al Saud, đang được điều trị tại phòng chăm sóc tích cực, theo các bác sĩ của bệnh viện Chuyên khoa King Faisal.

Quốc vương Saudi Arabia Salman, 84 tuổi, đang tự cách ly tại một cung điện gần thành phố Jeddah, còn Thái tử kế vị Mohammed bin Salman, 34 tuổi, cùng các bộ trưởng đang cách ly tại một tòa nhà khác trên bờ Biển Đỏ.

500 giường bệnh đã được chuẩn bị cho các thành viên hoàng gia và những người thân cận tại bệnh viện King Faisal.

Saudi Arabia thông báo trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này 6 tuần trước. Đến nay, vương quốc này ghi nhận 6.651 ca mắc bệnh, với 47 người t‌ử von‌g và 685 ca phục hồi, theo số liệu từ WorldOmeters.

* Tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bộ Y tế UAE thông báo thêm 370 ca mới, nâng tổng số ca tại đây lên 3.360 ca. Số ca t‌ử von‌g tăng thêm 2 ca lên 16 ca. Trong khi đó, đã có thêm 150 người được chữa khỏi bệnh và xuất viện, nâng tổng số ca xuất viện tại UAE lên 418 ca.

* Bộ Y tế Qatar xác nhận thêm 136 ca mới cùng ngày 10/4, nâng tổng số ca tại đây lên 2.512 ca. Hiện số ca t‌ử von‌g tại Qatar vẫn là 6 ca. Trong khi đó, thêm 21 người đã xuất viện sau khi bình phục, nâng tổng số ca được chữa khỏi bệnh tại Qatar lên 227 ca.

* Thông báo mới nhất của Bộ Y tế Iraq thống kê thêm 47 ca và 1 ca t‌ử von‌g trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tại đây lên 1.279 với 70 ca t‌ử von‌g.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10555
  1. Ca tử vong vượt 1.000, Thụy Điển vẫn chống dịch ‘ngược chiều thế giới’
  2. ‘Đưa tôi lọ muối’ - khoảnh khắc giúp Đức ứng phó tốt với Covid-19
  3. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 15-4
  4. Các lãnh đạo nữ ‘trị’ COVID-19 tốt hơn?
  5. Dịch COVID-19 chiều 15-4: Số ca nhiễm toàn cầu vượt mốc 2 triệu
  6. Châu Âu dần nới phong tỏa khi đường con dần phẳng
  7. Ông Trump “trừng phạt” WHO, người chết tăng vọt ở Anh, Pháp, Mỹ
  8. FDA cho phép xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán mắc COVID-19
  9. WHO vẫn coi dịch Ebola tại CHCD Congo là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
  10. Số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Mexico tăng lên 406 người
  11. Hơn 125.000 người chết vì nCoV toàn cầu
  12. Mỹ sắp đạt đỉnh dịch, châu Âu chưa thể lạc quan
  13. Những di chứng lâu dài với nhiều người sau hồi phục Covid-19
  14. Pháp tê liệt vì Covid-19, người Việt như ngồi trên đống lửa
  15. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 14-4
  16. Phạt tới 1.236 USD nếu không đeo khẩu trang ở Buenos Aires, Argentina
  17. Canada ngán ngẩm vẫn có người coi COVID-19 là tin vịt
  18. Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng
  19. Người nhiễm nCoV toàn cầu vượt hai triệu
  20. Ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 2 triệu người
  21. Gần 15.000 người chết vì Covid-19, Pháp phong tỏa đất nước thêm 1 tháng
  22. WHO: Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần cúm H1N1
Video và Bài nổi bật