Covid-19 lây lan khắp nơi: Thổ dân đầu tiên sống biệt lập trong rừng rậm Amazon đã dương tính

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mấy hôm trước lão chồng mình cứ nói đùa rằng, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lây lan “chóng mặt“ trên toàn cầu như hiện nay, thì chỉ có cách trốn vào rừng mới không bị lây nhiễm. Thế nhưng sáng nay đọc báo mình thấy thông tin, mặc dù sống biệt lập với thế giới bên ngoài, nhưng thổ dân Amazon (ở miền Bắc Brazil) cũng đã nhiễm virus rồi đó các mẹ ạ.
Covid-19 lây lan khắp nơi: Thổ dân đầu tiên sống biệt lập trong rừng rậm Amazon đã dương tính
Thổ dân sống biệt lập trong rừng Amazon vẫn bị mắc bệnh Covid 19, ảnh minh họa

Xem Video: bệnh nhân thứ 34 mắc Covid-19 tại Việt Nam

//

Amazon đã có thổ dân đầu tiên mắc Covid-19

Ngày 8/4, chính phủ Brazil chính thức lên tiếng về ca dương tính Covid-19 đầu tiên vừa ghi nhận tại rừng rậm Amazon xa xôi, hẻo lánh là thiếu niên 15 tuổi, thuộc bộ tộc Yanomami - một nhóm người bản địa sống biệt lập trong rừng sâu, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài và dễ bị tổn thương trước các bệnh ngoại lai.

Thiếu niên này bắt đầu có biểu hiện khó thở, tức ngực và đau họng từ ngày 3/4. Đến ngày 7/4, xét nghiệm chính thức cho kết quả dương tính.

Theo chính quyền bang Roraima (Brazil), từ khi trường học tạm đóng cửa vì dịch Covid-19, cậu thiếu niên đã trở về khu vực dành riêng cho người Yanomami trong rừng Amazon.

Hiện tại thiếu niên này đang được điều trị tại bệnh viện ở Boa Vista, thủ phủ bang Roraima. Tiểu bang này cũng là một trong những địa phương thổ dân Yanomami tập trung sinh sống đông nhất.

Bộ tộc Yanomami có khoảng 27.000 người. Ảnh: Internet

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh vùng Amazon mạnh tay hơn gấp 3 lần

Brazil là nơi sinh sống của khoảng 800.000 thổ dân của hơn 300 bộ tộc thiểu số. Những thổ dân sống trong rừng rậm Amazon là những đối tượng rất dễ tổn thương trước bệnh dịch từ thế giới bên ngoài bởi họ chưa từng tiếp xúc với virus, vi khuẩn mà người thường từng miễn dịch.

Thổ dân Yanomami trong rừng Amazo. Ảnh: Internet

Bộ tộc Yanomami được biết tới với truyền thống vẽ mặt, xỏ khuyên, có khoảng 27.000 người. Tộc người này từng bị cô lập với thế giới cho tới giữa thế kỷ 20. Vào những năm 1970, bộ tộc Yanomami đã từng bị "tàn phá" bởi dịch bệnh sởi và sốt rét.

Bộ tộc Yanomami được biết tới với truyền thống vẽ mặt, xỏ khuyên. Ảnh: Internet

Ở 3 bang cùng sở hữu rừng Amazon là Para, Amazonas và Roraima, tổng cộng 7 bệnh nhân đang điều trị Covid-19.

Ông Luiz Henrique Mandetta - bộ trưởng Bộ Y tế Brazil mới đây cho biết, để phòng nguy cơ vỡ trận tại các khu vực dân tộc thiểu số, ngành y tế sẽ tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh mạnh tay hơn gấp 3 lần tại vùng Amazon.

Tính đến đầu giờ chiều ngày 10/4, Brazil là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịch Covid-19 ở Mỹ Latin với 18.176 ca mắc Covid-19 và 957 trường hợp qua đời.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10555
  1. Ca tử vong vượt 1.000, Thụy Điển vẫn chống dịch ‘ngược chiều thế giới’
  2. ‘Đưa tôi lọ muối’ - khoảnh khắc giúp Đức ứng phó tốt với Covid-19
  3. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 15-4
  4. Các lãnh đạo nữ ‘trị’ COVID-19 tốt hơn?
  5. Dịch COVID-19 chiều 15-4: Số ca nhiễm toàn cầu vượt mốc 2 triệu
  6. Châu Âu dần nới phong tỏa khi đường con dần phẳng
  7. Ông Trump “trừng phạt” WHO, người chết tăng vọt ở Anh, Pháp, Mỹ
  8. FDA cho phép xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán mắc COVID-19
  9. WHO vẫn coi dịch Ebola tại CHCD Congo là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
  10. Số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Mexico tăng lên 406 người
  11. Hơn 125.000 người chết vì nCoV toàn cầu
  12. Mỹ sắp đạt đỉnh dịch, châu Âu chưa thể lạc quan
  13. Những di chứng lâu dài với nhiều người sau hồi phục Covid-19
  14. Pháp tê liệt vì Covid-19, người Việt như ngồi trên đống lửa
  15. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 14-4
  16. Phạt tới 1.236 USD nếu không đeo khẩu trang ở Buenos Aires, Argentina
  17. Canada ngán ngẩm vẫn có người coi COVID-19 là tin vịt
  18. Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng
  19. Người nhiễm nCoV toàn cầu vượt hai triệu
  20. Ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 2 triệu người
  21. Gần 15.000 người chết vì Covid-19, Pháp phong tỏa đất nước thêm 1 tháng
  22. WHO: Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần cúm H1N1
Video và Bài nổi bật