Hơn 12.000 ca nhiễm nCoV ở Nam Á

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng số ca nhiễm nCoV tại khu vực Nam Á vượt 12.000 hôm nay, bất chấp loạt biện pháp chống dịch khắt khe của các nước những tuần qua.
Hơn 12.000 ca nhiễm nCoV ở Nam Á
Xe máy kéo phun thuốc khử trùng phun tại thành phố Amritsar, Ấn Độ hôm nay. Ảnh: AFP.

Ấn Độ đang là tâm điểm dịch bệnh trong khu vực Nam Á, chiếm hơn một nửa tổng số người nhiễm Covid-19 tại đây, với 6.412 ca dương tính và 199 người chết. Đứng thứ hai là Pakistan với 4.601 ca nhiễm, trong đó có 66 người chết. 

Những vị trí tiếp theo về số ca nhiễm lần lượt là Afghanistan, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, Nepal và Bhutan. Ba nước ít ca nhiễm nhất khu vực chưa báo cáo trường hợp t‌ử von‌g nào. 

Hai "điểm nóng" Covid-19 tại Ấn Độ là thủ đô Delhi và trung tâm tài chính Mumbai, nơi đã ghi nhận hơn 1.100 người dương tính với nCoV, với số ca nhiễm ngày càng tăng tại các khu ổ chuột. 

Giới chức địa phương đang kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc, dự kiến hết hạn vào ngày 14/3, dù nó khiến hàng triệu người mất việc và gây ra làn sóng di cư ồ ạt khỏi các thành phố.

Giới chức giải thích rằng việc cứu sống mạng người quan trọng hơn, đồng thời cảnh báo đại dịch có thể trở thành thảm họa tại Ấn Độ, bởi hàng triệu người đang sống trong các khu ổ chuột dày đặc, không tuân thủ quy tắc cách biệt cộng đồng, cùng hệ thống y tế quá tải. 

Theo đánh giá của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, một cơ quan thuộc chính phủ, số ca nhiễm nCoV có thể lên đến 820.000 vào giữa tháng 4 nếu không có lệnh phong tỏa. "Tỷ lệ nhiễm tăng theo cấp số nhân có nguy cơ khiến các bác sĩ và bệnh viện quá tải", Vikas Swarup, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho hay. 

Tại quốc gia láng giềng Pakistan, giới chức cảnh báo về những hình phạt nghiêm khắc nếu người dân phớt lờ lệnh phong tỏa để đến nhà thờ Hồi giáo cầu nguyện. Chính quyền chỉ cho phép 5 người cầu nguyện cùng một lúc trong nhà thờ, nhưng đám đông vẫn tụ tập để hành lễ hồi tuần trước. 

Pakistan còn quyết định triển khai chương trình cấp tiền mặt trị giá 900 triệu USD, giúp hỗ trợ 12 triệu hộ gia đình 12.000 rupee mỗi tháng trong ba tháng tới. 

"Kế hoạch cấp tiền mặt khắp cả nước trên quy mô lớn như vậy là thành tựu vĩ đại của chính phủ", Thủ tướng Pakistan Imran Khan viết trên Twitter. Ông từng bác bỏ phương án phong tỏa toàn quốc bởi lo ngại nó sẽ làm tổn thương người nghèo, nhưng sau đó phải ban lệnh phong tỏa khi virus lây lan ngày càng rộng. 

Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc hồi tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tâm dịch hiện nay là Mỹ và châu Âu. Toàn thế giới ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm, gần 96.800 người chết và hơn 362.000 trường hợp bình phục. 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10555
  1. Ca tử vong vượt 1.000, Thụy Điển vẫn chống dịch ‘ngược chiều thế giới’
  2. ‘Đưa tôi lọ muối’ - khoảnh khắc giúp Đức ứng phó tốt với Covid-19
  3. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 15-4
  4. Các lãnh đạo nữ ‘trị’ COVID-19 tốt hơn?
  5. Dịch COVID-19 chiều 15-4: Số ca nhiễm toàn cầu vượt mốc 2 triệu
  6. Châu Âu dần nới phong tỏa khi đường con dần phẳng
  7. Ông Trump “trừng phạt” WHO, người chết tăng vọt ở Anh, Pháp, Mỹ
  8. FDA cho phép xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán mắc COVID-19
  9. WHO vẫn coi dịch Ebola tại CHCD Congo là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
  10. Số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Mexico tăng lên 406 người
  11. Hơn 125.000 người chết vì nCoV toàn cầu
  12. Mỹ sắp đạt đỉnh dịch, châu Âu chưa thể lạc quan
  13. Những di chứng lâu dài với nhiều người sau hồi phục Covid-19
  14. Pháp tê liệt vì Covid-19, người Việt như ngồi trên đống lửa
  15. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 14-4
  16. Phạt tới 1.236 USD nếu không đeo khẩu trang ở Buenos Aires, Argentina
  17. Canada ngán ngẩm vẫn có người coi COVID-19 là tin vịt
  18. Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng
  19. Người nhiễm nCoV toàn cầu vượt hai triệu
  20. Ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 2 triệu người
  21. Gần 15.000 người chết vì Covid-19, Pháp phong tỏa đất nước thêm 1 tháng
  22. WHO: Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần cúm H1N1
Video và Bài nổi bật