AFP: Khoảng 50% dân số thế giới ‘ở nhà’ do đại dịch COVID-19

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các biện pháp - trong đó có bắt buộc hoặc khuyến cáo ở nhà, lệnh giới nghiêm hoặc cách ly - đã được triển khai tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
AFP: Khoảng 50% dân số thế giới ‘ở nhà’ do đại dịch COVID-19
Đường phố Miami, bang Florida (Mỹ) vắng lặng khi lệnh giới nghiêm được bang bố toàn bang do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngày 27/3/2020.

Theo thống kê của hãng thông tấn AFP (Pháp), hơn 3,9 tỷ người, tương đương 50% dân số toàn thế giới, đang thực hiện yêu cầu "ở nhà" nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Các biện pháp - trong đó có bắt buộc hoặc khuyến cáo ở nhà, lệnh giới nghiêm hoặc cách ly - đã được triển khai tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Lệnh giới nghiêm tại Thái Lan có hiệu lực từ ngày 3/4 đã nâng số người trên toàn cầu phải ở nhà vượt qua mốc 50% trong tổng số 7,8 tỷ dân.

Khoảng 2,78 tỷ người tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện bắt buộc phải ở nhà.

Tại châu Âu, nhiều người dân một số quốc gia như Anh, Pháp, Italy và Tây Ban Nha cũng phải tuân thủ các biện pháp hạn chế ra ngoài.

Các quy định tương tự cũng được đặt ra đối với người dân Ấn Độ, Nepal, Srilanka trong số nhiều quốc gia châu Á khác.

Nhiều bang tại Mỹ đang triển khai một số biện pháp phong tỏa. Và ngay cả người dân tại New Zealand - đất nước tương đối tách biệt - cũng không tránh khỏi việc phải ở nhà.

Dù dịch bệnh COVID-19 lan tới châu Phi muộn hơn so với các châu lục khác, nhưng những quốc gia tại "Lục địa Đen" như Maroc và Nam Phi cũng đã bắt đầu phải hành động quyết liệt.

Trong ngày 2/4, Eritrea đã trở thành quốc gia mới nhất trong danh sách các nước yêu cầu người dân ở nhà trong vòng 21 ngày.

Tại hầu hết các nước, người dân vẫn có thể rời nhà để mua sắm các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thuốc men, hoặc đi làm, cho dù được khuyến khích làm việc tại nhà nếu có thể.

Tại ít nhất 10 quốc gia khác với tổng cộng 600 triệu người, các chính phủ hối thúc người dân ở nhà và không áp đặt bất kỳ biện pháp nào như xử phạt hoặc bắt giữ. Trong danh sách này có Đức, Canada, Mexico và Iran.

Trong khi đó, ít nhất 26 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác, với khoảng 500 triệu dân, đã ban bố lệnh giới nghiêm, bắt buộc người dân không được ra khỏi nhà vào ban đêm.

Biện pháp này phần lớn được áp dụng tại các nước châu Phi như Kenya, Ai Cập, Mali, và các quốc gia Mỹ Latinh như Chile, Panama và Puerto Rico.

Tại ít nhất 7 quốc gia, các chính phủ chú trọng tới những khu vực tập trung đông dân cư. Lệnh cấm có hiệu lực đối với bất kỳ ai rời đi hoặc tới các thành phố Riyadh, Medina và thánh địa Mecca của Saudi Arabia.

Phần Lan cùng Cộng hòa Dân chủ Congo cũng ban hành các quy định tương tự đối với thủ đô Helsinki và thủ đô Kinshasa.

Những biện pháp hạn chế nói trên tác động tới hơn 30 triệu người

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10555
  1. Ca tử vong vượt 1.000, Thụy Điển vẫn chống dịch ‘ngược chiều thế giới’
  2. ‘Đưa tôi lọ muối’ - khoảnh khắc giúp Đức ứng phó tốt với Covid-19
  3. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 15-4
  4. Các lãnh đạo nữ ‘trị’ COVID-19 tốt hơn?
  5. Dịch COVID-19 chiều 15-4: Số ca nhiễm toàn cầu vượt mốc 2 triệu
  6. Châu Âu dần nới phong tỏa khi đường con dần phẳng
  7. Ông Trump “trừng phạt” WHO, người chết tăng vọt ở Anh, Pháp, Mỹ
  8. FDA cho phép xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán mắc COVID-19
  9. WHO vẫn coi dịch Ebola tại CHCD Congo là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
  10. Số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Mexico tăng lên 406 người
  11. Hơn 125.000 người chết vì nCoV toàn cầu
  12. Mỹ sắp đạt đỉnh dịch, châu Âu chưa thể lạc quan
  13. Những di chứng lâu dài với nhiều người sau hồi phục Covid-19
  14. Pháp tê liệt vì Covid-19, người Việt như ngồi trên đống lửa
  15. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 14-4
  16. Phạt tới 1.236 USD nếu không đeo khẩu trang ở Buenos Aires, Argentina
  17. Canada ngán ngẩm vẫn có người coi COVID-19 là tin vịt
  18. Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng
  19. Người nhiễm nCoV toàn cầu vượt hai triệu
  20. Ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 2 triệu người
  21. Gần 15.000 người chết vì Covid-19, Pháp phong tỏa đất nước thêm 1 tháng
  22. WHO: Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần cúm H1N1
Video và Bài nổi bật