Bác sĩ cứu bệnh nhân lại bị người nhà đòi tiền do làm hỏng quần áo: Vẫn trả vì lòng thương

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân nhưng không nhận được sự cảm ơn hay báo đáp – đó là một trong những nỗi đau rất lớn của ngành y. Cảnh tượng ấy, ở Việt Nam hay các nước trên thế giới đều không hiếm gặp.
Bác sĩ cứu bệnh nhân lại bị người nhà đòi tiền do làm hỏng quần áo: Vẫn trả vì lòng thương
Ảnh trái: bác sĩ cấp cứu cho thiếu niên họ Li. Ảnh phải: Hình minh họa (sohu.com)

Lại nói dạo gần đây, ở TQ có câu chuyện hết sức đau lòng, về người nhà của bệnh nhân tác oai tác quái, lấy oán báo ân. Ép ngược bác sĩ phải bồi thường cho mình, mà lý do thì trời ơi đất hỡi ‘làm hỏng áo của con trai ông’.

Đang sơ cứu, nữ bác sĩ giật mình vì bệnh nhân có thái độ không đứng đắn

Cụ thể, có một thiếu niên họ Li được đưa vào bệnh viện ở Vũ Hán sau khi bị mất ý thức do tắc nghẽn động mạch phổi. Trong phòng cấp cứu, các bác sĩ đã cứu sống được Li. Tuy nhiên, sau đó cha của Li phàn nàn rằng quần áo của con trai ông đã bị cắt rách nát và đồ trong túi của ông thì bị mất. Vì vậy, người cha yêu cầu bác sĩ bồi thường 1.500 nhân dân tệ (hơn 5 triệu đồng).

Sau một hồi giằng co và tranh cãi, vị bác sĩ phụ trách đã thương lượng và trả cho người cha 1.000 nhân dân tệ (3,4 triệu đồng). Nghe đến đây, hẳn nhiều người sẽ vô cùng tức giận với hành động của người cha và không đồng tình với cách làm của vị bác sĩ.

Rõ ràng kẻ không học cũng biết, cứu người là quan trọng nhất, bệnh nhân lại đang bị thương, gãy xương gãy cốt thì phải xé áo xé quần, thời gian đâu mà cẩn thận cởi bỏ từng chút một. Vậy nên việc ‘đền tiền’ chẳng khác nào vị lương y đang chịu tiếng oan vô cớ về mình.

Thế nhưng, vị bác sĩ sau đó đã nói với các phóng viên rằng: "Đối với một số người, 1.000 nhân dân tệ không phải là lớn. Nhưng với người đàn ông đó, có lẽ nó rất quan trọng". Câu chuyện này kể từ khi được lan truyền đã nhận được vô số bình luận của cư dân mạng TQ. Họ gọi bác sĩ là "thánh nhân" trong khi đó coi người cha là "rác rưởi".

Đúng là làm ơn mắc oán, làm phúc phải tội và xã hội này vẫn còn nhiều kẻ nông cạn, ngớ ngấn lắm. Cũng may người cha gặp được vị bác sĩ cao thượng, tự bỏ tiền túi coi như làm phúc giúp đỡ, bởi đưa tiền không phải là nhận sai mà đang thông cảm cho hoàn cảnh một gã đã rơi vào thế ‘bần cùng sinh đạo tặc’.

Thiếu niên họ Li được đưa vào cấp cứu vì tắc nghẽn động mạch phổi (Ảnh: ngoisao.net)

Thế nhưng, câu chu‌yện ấ‌y vẫn khiến xã hội này nhức nhối lắm. Một người cha khi đứng trước sự sống – cái chết của con, không thèm quan tâm, không thèm để ý, thậm chí còn không một lời cảm ơn ân nhân của gia đình, chỉ chăm chăm nghĩ ra mưu hèn kế bẩn.

Hẳn là cậu bé, đã được nuôi dưỡng trong một gia đình xấu xí. Thật lo lắng cho tương lai của em sau này, khi người bố không thể làm gương và quá nông cạn.

Chợt nhớ cách đây không lâu, ở Ấn Độ cũng có một câu chuyện đầy đau lòng. Cụ thể, một bác sĩ tên là Deben Dutta, 73 tuổi đã bị 250 người đánh đập dã man, tổn thương nặng nề dẫn đến t‌ử von‌g. Lý do là vì ông đã đi ăn trưa vào đúng lúc có bệnh nhân cần cấp cứu.

Lúc ấy, các y tá không thể làm gì hơn ngoài việc truyền nước muối khoáng cho bệnh nhân để tiếp tục cầm cự, song người phụ nữ xấu số ấy cũng không thể qua khỏi. Chứng kiến đồng nghiệp trút hơi thở cuối cùng, các công nhân ở trang trại nổi trận lôi đình vì nghĩ chính bác sĩ Deben tắc trách mới khiến cô chết oan và quyết tâm “trả thù”.

Nhiều người muốn đòi công bằng sau sự cố của vị bác sĩ Deben. Ảnh:ndtv.com

Họ đã dùng mảnh thủy tinh vỡ rạch vào người bác sĩ, quyền đấm cước đá đến khi ông hôn mê, sau đó nhốt vào một căn phòng trống suốt 1 tiếng đồng hồ, không cho chạy chữa. Vị bác sĩ già phải thoi thóp chịu đựng vết thương trong lúc chờ cảnh sát đến giải cứu. Tuy nhiên, vì thương tích quá nặng nên ông đã ra đi trong đau đớn.

Đúng là làm bác sĩ đã khổ nhưng gặp phải bệnh nhân không hiểu chuyện còn khổ gấp trăm lần. Không biết đến bao giờ con người mới thực sự văn minh, xã hội mới dần tiến bộ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật