Mang cả tủ lạnh đi tiếp tế cách ly: Bảo bọc con trong vị kỷ mà quên những người đã làm quá nhiều cho chúng ta

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc mang tủ lạnh đi tiếp tế cách ly không chỉ vô tình thêm gánh nặng cho nhân viên tại đây mà còn tạo nên một làn sóng chỉ trích về lối sống vị kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân mình.
Mang cả tủ lạnh đi tiếp tế cách ly: Bảo bọc con trong vị kỷ mà quên những người đã làm quá nhiều cho chúng ta
Ảnh minh họa

Xem Video: Mang cả tủ lạnh đi tiếp tế c.ách l.y: Đừng nuông chiều lối sống vị kỷ

//

Có thể người mang tủ lạnh đi tiếp tế cách ly chỉ đơn giản muốn cuộc sống tại khu cách ly của con cái, người thân mình tiện nghi hơn. Tuy nhiên, hành vi đó đã tạo thêm gánh nặng cho những nhân viên làm việc ở nơi này.

Vài chục nghìn người trong khu cách ly khiến nhân lực để phục vụ gần như quá tải. Một người phải làm việc gấp nhiều lần để vận hành khu cách ly hoạt động nhịp nhàng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người trong này ở mức tốt nhất có thể, Vậy nên, đồ đạc gởi từ bên ngoài vào cho người bên trong sẽ cần một nguồn nhân lực tiếp tế khổng lồ. Trong khi điều kiện ở khu cách ly đã đủ cho một cá nhân sống tốt trong 14 ngày hoặc lâu hơn, việc tiếp tế đồ cho người thân, con cái thật sự không cần thiết. Đặc biệt, có nhà còn chở cả tủ lạnh mini lên tiếp tế cho con cho thấy đó là sự nuông chiều vô đối. Sống đỡ tiện nghi một chút trong mươi ngày thì có gì là quá khó khăn. 

Từ chuyện mang tủ lạnh đi tiếp tế cách ly, tôi nghĩ đến những đứa trẻ sống vị kỷ, chỉ biết đến mình. Những đứa trẻ quen nhận vào mà không biết trao đi cũng từ sự nuông chiều của gia đình. Thay vì để con trải qua 2 tuần ăn uống và sinh hoạt tại khu cách ly như mọi người thì cha mẹ lại muốn con có thêm chiếc tủ lạnh để “đỡ vất vả”. Thay vì giúp con nhận ra ngoài kia có bao nhiêu y bác sĩ, người lính, tình nguyện viên gánh trên vai quá nhiều trách nhiệm, không còn thời gian chợp mắt thì lại bắt họ phải thêm việc với đủ mọi thứ tiếp tế từ bên ngoài vào. Vô tâm không phải là cách sống đứa trẻ được quyền chọn lựa, đó là hệ quả từ sự bảo bọc quá mức của gia đình.

Nếu các bậc cha mẹ hiểu rằng nuông chiều con không chỉ tạo ra những đứa trẻ sống ích kỷ mà còn tạo ra những đứa trẻ vô ơn, vô minh, liệu họ có yêu con sáng suốt hơn. Cách đây vài tháng, ở Trung Quốc đã xảy ra chuyện một cô gái đánh mẹ giữa đường tại thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên chỉ vì mâu thuẫn không đáng có giữa 2 mẹ con. hành vi bất hiếu này là điều không thể chấp nhận được. Vậy mà chính bà mẹ đã bênh vực và ngăn cản không cho người khác trách mắng con mình. Trong khi đó, cô con gái còn dọa mẹ về nhà sẽ... xử tiếp. Dân tình chửi cô con gái sấp mặt nhưng người đáng lên án mới chính là bà mẹ. Bà đã bao bọc con gái hết mức nên mới xảy ra cớ sự. Thật đau lòng khi tình thương vô bờ bến của một người mẹ đã biến con thành một đứa trẻ vô minh, không phân biệt đúng sai. Đã vô mình thì khó có thể dùng lý lẽ để dạy dỗ được nữa. 

Nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel William Golding từng nói: “Những đứa trẻ quá được nuông chiều thì hạnh phúc của chúng chỉ giới hạn ở tuổi ấu thơ mà thôi". Vậy nên, điều đó cũng chính là bi kịch của chúng. Lẽ ra nếu được định hướng đúng đắn từ nhỏ, chúng đã trở thành những người có thể sống tốt, hiểu đạo lý và làm chủ cuộc đời mình. Trái lại, cha mẹ nuông chiều con chỉ cho con một phần tuổi thơ an nhàn, sung sướng nhưng ở tuổi trưởng thành, nhất là khi không còn người thân nâng đỡ, những đứa trẻ này dễ gặp thất bại do thụ động và thiếu nhiều kỹ năng cần thiết để vận hành cuộc đời mình.

Mong rằng sẽ không còn ai nghĩ đến việc mang tủ lạnh đi tiếp tế cách ly cho con cái người thân nữa, bởi việc đó không chỉ dung dưỡng cho thói sống vô tâm, hưởng thụ mà còn góp phần tạo thêm áp lực công việc cho nhân viên làm việc tại đây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật