Những người Việt không về ‘làm gánh nặng cho đất nước’

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Về đi con, người ta về đông lắm“, mẹ Kiều Anh vừa nói vừa khóc, lo đứa con gái 26 tuổi nhiễm Covid-19 khi dịch này đang lan khắp nước Pháp.
Những người Việt không về ‘làm gánh nặng cho đất nước’
Hà Kiều Anh (giữa) và các bạn cùng nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Vì sao bệnh nhân số 100 vẫn đi lễ hơn 60 lần sau khi về từ Malaysia?

Cách đây 10 ngày, khi cuộc nói chuyện trên diễn ra, số ca nhiễm Covid-19 ở Pháp đã lên gần 3.000. Ở Rennes, thành phố Kiều Anh đang theo học ngành Multimedia, Covid-19 chưa phải là vấn đề nghiêm trọng dù đã ghi nhận hơn 50 trường hợp dương tính. Các trường học đóng cửa song nhà hàng vẫn mở nên Kiều Anh vẫn đi làm thêm. Điều khiến mẹ nữ sinh này lo lắng nhất là cô từng bị tràn dịch màng phổi, dù đã khỏi nhưng vẫn còn vết xơ hóa. Covid-19 là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh nền hoặc bệnh về hô hấp, phổi mãn tính. 

Những cú điện thoại "đầy nước mắt" tái diễn nhiều lần. Có hôm, mẹ gọi đến chục cuộc điện thoại nhưng Kiều Anh ngủ nên không bắt máy, mẹ cô gọi cho tất cả bạn bè của con gái, nhờ họ khuyên con về nước. Thế là không chỉ phải thuyết phục mẹ, nữ sinh này còn phải giải thích, thuyết phục thêm rất nhiều bạn bè.

Kiều Anh hiểu nỗi lo của mẹ, song cô chưa bao giờ có ý nghĩ về Việt Nam để tránh dịch. Nữ sinh cho rằng mùa dịch bệnh, sân bay chính là nơi nguy hiểm nhất do tập trung đông người trong một không gian hẹp. Muốn về Việt Nam, Kiều Anh phải đi ôtô hoặc tàu từ Rennes lên Paris, mất từ hai đến bốn tiếng, sau đó bay khoảng 12 tiếng từ Paris tới Hà Nội. Suốt hành trình đó, chẳng ai tránh hoàn toàn được nguy cơ lây nhiễm chéo. Ngay cả khi phát hiện bệnh, cũng không thể xác định  mình lây từ ai.

"Ngân sách và cơ sở vật chất Việt Nam cũng có hạn. Nếu ai cũng về nước tránh dịch như em thì đất nước lại thêm gánh nặng", Kiều Anh bổ sung. "Thời điểm này, chỉ cần ở yên nhà là bọn em đã bảo vệ tốt bản thân và những người xung quanh".

Để thuyết phục mẹ, Kiều Anh đã phải "nói gãy lưỡi". Cô giải thích sự nguy hiểm của sân bay và bảo mình đã chuẩn bị từ đồ ăn đến nước rửa tay, khẩu trang, nước tẩy rửa, cồn, vitamin C, thuốc. Do lệnh phong tỏa, Kiều Anh cũng đã nghỉ làm thêm. Trường hợp sức khỏe có vấn đề, cô sẽ lập tức gọi đến đường dây nóng ở Pháp. 

Đến cuối tuần trước, mẹ Kiều Anh mới bình tĩnh, chấp nhận việc con gái không về. Mỗi ngày, họ dành một, hai tiếng nói chuyện để yên tâm để chắc chắn người kia khỏe mạnh, không giấu bệnh.

Cũng như Kiều Anh, Nguyễn Hà Linh không về Việt Nam dù "ngày nào bố mẹ cũng gọi lên gọi xuống". Với hơn 7.000 ca nhiễm Covid-19 (tính đến tối 22/3), bang North Rhine-Westphalia, nơi Linh đang theo học năm thứ nhất đại học, là tâm dịch nước Đức.

Theo kế hoạch, cuối tháng 3, Linh sẽ chuyển nhà. Mọi hợp đồng đã ký xong từ lâu nên nếu bỏ ngang, họ có nguy cơ bị kiện. Hơn nữa, thành phố Linh ở tập trung nhiều trường đại học, đông sinh viên nên không dễ thuê nhà. Để tìm được chỗ phù hợp, cô mất gần ba tháng. "Nếu về Việt Nam và mất nhà, bọn em có thể không quay lại được nữa vì Đức yêu cầu có chỗ ở mới cho sang", Linh nói.

Nguyễn Hà Linh đã ở Đức năm năm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Gần một tuần trôi qua, gia đình Linh mới nguôi nguôi. Cùng lúc, số bệnh nhân ở Đức mỗi ngày tăng thêm 2.000 - 3.000 ca nên bố mẹ Linh đổi ý, bảo cô "tốt nhất ở yên một chỗ". "Mẹ cũng sợ em yếu, lên máy bay hay đi cách ly dễ lây bệnh nên trao đổi với gia đình người yêu để chúng em cùng ở lại", Linh nói thêm.

Nhìn bạn bè ở các nước khác như Hà Lan, Italy, Mỹ về hết, Linh thi thoảng thèm trở lại Việt Nam cho yên tâm. Nhưng nghĩ đến những lý do đã níu kéo mình, cô và người yêu lại tự cổ vũ bản thân. "Trừ việc không được ra ngoài và tụ tập, phải học lại một kỳ thì bọn em vẫn ổn. Ông bà, bố mẹ cũng gọi điên động viên nên cũng đỡ sợ hơn", Linh kể.

"Có về Việt Nam hay không? Chắc chắn là không rồi. Mà giờ có muốn về cũng không được và không nên", Nguyễn Thanh Hiền, sinh viên thạc sĩ ở Modena, vùng Emilia-Romagna (Italy) chia sẻ.

Khác với Kiều Anh và Hà Linh, bố mẹ Hiền không hỏi nhiều về việc cô có về hay không, dù vùng Emilia-Romagna là ổ dịch có số người nhiễm và thiệt mạng do Covid-19 lớn thứ hai Italy. "Gia đình tin tưởng quyết định của em", cô gái sinh năm 1995 nói.

Có nhiều lý do khiến Hiền ở lại châu Âu. Đầu tiên, từ Italy về Việt Nam không có đường bay thẳng mà sân bay, nhà ga là những nguồn lây bệnh lớn. Bên cạnh đó, nếu nhiễm bệnh, du học sinh trở về sẽ vô tình tạo thêm gánh nặng cho hệ thống y tế nước nhà. "Nếu biết ơn nỗ lực của các y bác sĩ trên khắp thế giới thì hãy nghe lời họ ở yên trong nhà", Hiền nói.

Cô chia sẻ thêm các sinh viên cùng lớp chưa ai nói đến việc về nước, dù một số người đến từ Đông Âu và châu Phi, nơi tình dịch dịch bệnh ít nghiêm trọng hơn Việt Nam mà đường bay lại gần hơn.

Ngoài ra, Huyền là người trẻ, sức đề kháng tốt, nguy cơ bị lây nhiễm là có nhưng khả năng chữa khỏi cũng cao. Cô đang trong quá trình làm khóa luận, không cần ra ngoài nhiều, mọi thứ thiết yếu đều được bán gần nhà và không khan hiếm. Cô cũng nhận được sự hỗ trợ từ các thầy cô đồng thời nắm đầy đủ thông tin về các cơ quan y tế vùng và Đại sứ quán Việt Nam tại Italy.

Với suy nghĩ "tự chịu trách nhiệm với hành động của mình trước tiên", từ cuối tháng 2, Hiền đã hạn chế ngoài trừ khi đi siêu thị mua nhu yếu phẩm và công viên (cách nhà 500m) để đi bộ. Cô thường xuyên hỏi thăm bạn bè và cập nhật tình hình dịch bệnh ở cả Italy lẫn Việt Nam, ngoài ra tìm đọc những thông tin tích cực. "Lo lắng thì có nhưng sợ hãi thì không", Hiền chia sẻ. "Bố mẹ cũng động viên vì không muốn em thêm căng thẳng". 

Giữa cuộc tranh luận về việc nên về hay ở, Hiền cho rằng quyết định của mỗi người nên được tôn trọng vì không thể biết nguyên nhân sâu xa đằng sau. "Ai về thì chúng ta chúc họ đi an toàn và về cách ly nghiêm túc. Ai ở thì chúng ta động viên lẫn nhau và chia sẻ thông tin hữu ích cùng chống dịch", cô gái nói. 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10574
  1. Hà Tĩnh: Mẹ ra khai báo, thực tập viên BV Bạch Mai mới đi cách ly tập trung
  2. Công an Tây Ninh đảm bảo ANTT tại khu vực cách ly dịch bệnh Covid-19
  3. Lộc Ninh cách ly 118 người để phòng, chống dịch Covid-19
  4. Nhà hàng, quán bar, karaoke... tại Hà Nội đóng cửa đến 5-4
  5. Phạt tiền cao nhất 30 triệu đồng nếu vi phạm quy định cấm tập trung đông người
  6. Ảnh: Hải Phòng kiểm soát từng xe ô tô vào thành phố để phòng dịch Covid-19
  7. Bình Định dừng tất cả các hoạt động karaoke, vũ trường, massage
  8. Phó thủ tướng kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi nhà
  9. Chủ quán ăn ở Hà Nội nấu hàng trăm suất cơm, chè miễn phí cho những y bác sỹ đang gồng mình chống dịch ...
  10. Gia Lai mở rộng đối tượng kinh doanh phải đóng cửa ngừa dịch Covid-19
  11. Trường quân sự Đồng Tháp thành bệnh viện dã chiến
  12. Kiểm soát đường biên giới Tây Nam: Chống mầm bệnh từ người buôn lậu
  13. 12,5 triệu đồng ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 và xâm nhập mặn
  14. Trường đại học đầu tiên ở TP.HCM cho sinh viên nghỉ học đến tháng 5
  15. Bệnh viện đầu tiên ở Cần Thơ thử nghiệm buồng khử khuẩn tự động
  16. Nóng: Cô gái trốn cách ly lên Nội Bài để bay sang Anh
  17. Sân bay Cần Thơ, Vân Đồn đã ‘chia lửa’ với Tân Sơn Nhất, Nội Bài như thế nào?
  18. Vĩnh Long cần thiết sẽ xử lý hình sự nếu không cách ly, Cần Thơ đón chuyến bay đặc biệt
  19. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Thị Sang kiểm tra điều kiện chuẩn bị tiếp nhận đồng bào ngoài nước trở về...
  20. May khẩu trang tặng học sinh: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
  21. Từ 7 giờ ngày 26/3/2020: Tạm dừng hoạt động các dịch vụ văn hóa, giải trí để phòng chống dịch COVID-19
  22. Từ 18 giờ ngày 25/3/2020 Tiền Giang tạm dừng các hoạt động các điểm vui chơi, giải trí
Video và Bài nổi bật