Về Hòa Bình, lắng nghe câu chuyện linh thiêng về bập bùng bếp lửa không bao giờ tắt của người Mường

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phụ nữ là chủ nhân của bếp, là người giữ lửa nhưng họ cũng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt: khi đun nấu thì không được ngồi vị trí cửa bếp mà phải ngồi lệch sang bên cạnh. Ngồi sưởi thì phải khép chân, bó gối. Củi đun phải đun đúng chiều gốc vào trong bếp để tránh khi sinh nở thai sẽ bị ngược...
Về Hòa Bình, lắng nghe câu chuyện linh thiêng về bập bùng bếp lửa không bao giờ tắt của người Mường
Nhà sàn của người Mường

Bếp lửa là không gian linh thiêng của người Mường. Đây cũng là một tín ngưỡng độc đáo trong phong tục tập quán của họ.

Dân tộc Mường sinh sống trong vùng non cao, khí hậu khắc nghiệt nên họ thường gói gọn không gian sinh hoạt trong của mình trong ngôi nhà sàn. Trong quá trình xây dựng ngôi nhà sàn bếp lửa luôn được chú trọng  và cân nhắc kỹ lưỡng, vừa thỏ‌a mã‌n yếu tố tâm linh vừa cân bằng yếu tố không gian khác.

Mỗi không gian như gian thờ, gian bếp, gian khách đều có vị trí tương ứng và được sắp xếp theo quan niệm lâu đời và không được phép làm khác đi.

Gian bếp của người Mường là gian quan trọng thứ 2 sau gian bàn thờ. Người Mường quan niệm không có lửa, không có khói thì không bao giờ sống được. Cuộc sống của người Mường là nhìn vào cái bếp.

Người Mường quan niệm rất thực tế, lũ tà ma hay thú giữ đều rất sợ lửa. Nếu bếp tắt là tà ma, thú giữ sẽ vào nhà . Chính vì vậy, mà trước kia bếp lửa của người Mường không bao giờ được tắt lửa.

Phụ nữ là chủ nhân của bếp là người giữ lửa nhưng họ cũng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt: khi đun nấu thì không được ngồi vị trí cửa bếp mà phải ngồi lệch sang bên cạnh. Ngồi sưởi thì phải khép chân, bó gối. Củi đun phải đun đúng chiều gốc vào trong bếp để tránh khi sinh nở thai sẽ bị ngược.

Khi đun nấu không để nước sôi tràn xuống bếp sẽ làm ăn lụi bại. Tuyệt đối không được cho lá tươi vào bếp vì nếu làm như vậy khuôn mặt sớm bị già nua.

Trong quá trình sinh sống và canh tác người Mường còn sáng tạo ra một kiểu bếp khác. Đây là kiểu bếp đơn giản làm bằng vật liệu có sẵn như tre,lồ ô,luồng  rồi ghép lại với nhau. Bếp được lót bằng bẹ chuối,lá rừng và đắp 1 lớp đất nhưng bỏ qua những lễ nghi cúng bái. Dù làm gì đi đâu nếu phải đi xa nhà thì người dân xứ Mường vẫn tìm mọi cách để ngọn lửa nơi bếp lửa hiện diện bên cạnh mình, ủ ấm họ nơi núi rừng xanh thẳm.

Theo truyền thống hằng năm, khi tết đến trong gia đình người Mường lại làm lễ đắp đất mới cho bếp lửa. Người đắp bếp là đàn ông trong gia đình hoặc thầy mo. Đất được làm đất mới cho đất thường là đất dưới nhà sàn hoặc đất tốt trong vườn.

Nếu bếp bị hỏng gỗ, hay bị trũng xuống thì ta chuẩn bị gỗ và đất mới để sửa và phải làm lễ cúng xong thì mới được sửa chữa lại bếp. Đây là nét độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh bếp lửa của người Mường.

Bếp lửa không gian thiêng liêng trong mái nhà sàn. Nơi những ngọn lửa ủ ấm những tâm hồn trên gió núi. Người dân xứ Mường bao đời cho dù bao nhiêu đổi thay có đến thì họ vẫn luôn luôn giữ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật