Vay tiền không trả phạm tội gì, mẹ nắm rõ để tố giác con nợ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mẹ mệt mỏi vì con nợ, thắc mắc vay tiền không trả phạm tội gì thì cứ tham khảo thông tin dưới đây để nhanh chóng giải quyết nhé!
Vay tiền không trả phạm tội gì, mẹ nắm rõ để tố giác con nợ
Ảnh minh họa - nguồn internet

Xem Video: Bạn bè vay tiền không trả phạt đến 20 năm tù?

//

Chắc các mẹ cũng không ít lần bị như em, kiểu có lòng tốt cho bạn bè mượn tiền mà cuối cùng quỵt luôn. Điển hình nhất là con bạn thân em, nhớ lại lúc gia đình nó khó khăn, chạy khắp nơi vay mượn để lo bữa cơm qua ngày mà chẳng ai dòm ngó. Em thấy tội quá nên khi nó hỏi mượn 10 triệu thì em không ngần ngại cho mượn ngay. Tự nó còn bảo: “Tao sẽ cố gắng kiếm tiền để nhanh trả lại mày”.

Vậy mà 5 năm rồi, giờ nó cũng có công việc và thu nhập ổn định mà không nghe nói tiếng nào về việc trả nợ, đến mức em phải mở miệng đòi. Mặc dù cũng ngại nhưng vì vợ chồng em có việc gấp, không đủ tiền mặt. Kết quả nó không trả còn trở mặt, thách thức em đi kiện này nọ. Trời ạ, đúng là làm ơn mắc oán mà, nên hôm qua em lên mạng tìm hiểu vay tiền không trả phạm tội gì, cuối cùng biết rõ hình phạt xử phạt và chắc chắn nhỏ bạn thân sẽ phải hối hận vì lời thách thức đó thôi.

Cụ thể, em lên mạng thấy cũng có một trường hợp tương tự, rằng ông kia cho đứa sinh viên vay 45 triệu đồng nhưng khi ổng muốn lấy lại, gọi điện thì đứa đó luôn tắt máy để trốn tránh. Thế nên, ổng đặt câu hỏi vay tiền không trả phạm tội gì thì được luật sư trả lời như sau:

“Điều 174 Bộ luật Hình Sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Điều 174 này hoàn toàn có thể áp dụng với người có mục đích gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu, chẳng hạn như con bạn thân em đấy ạ. Tuy nhiên, em biết còn một số trường hợp người mượn tiền dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản như đứa sinh viên ở trên thì bị kết thành tội lạ‌m dụn‌g tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được ghi rõ trong điều 175 Bộ luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Ảnh minh họa - nguồn internet

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Vậy nên, nếu các mẹ cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi cho người khác mượn tiền như em thì hãy đọc kỹ thông tin vay tiền không trả phạm tội gì trên để tố giác, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhé!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật