Phát hiện sao lùn trắng khác thường

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ngôi sao lùn trắng khác thường, ký hiệu là WDJ0551+4135. Gọi là sao lùn trắng, nhưng nó lớn hơn rất nhiều so với tất cả các sao lùn trắng đã biết.
Phát hiện sao lùn trắng khác thường
Sao lùn trắng WDJ0551+4135.

Sao lùn trắng là một ngôi sao đã tắt, là hậu quả của việc chấm dứt các phản ứng hạt nhân trong ngôi sao. Thông thường, các đối tượng kiểu này có khối lượng bằng khoảng 0,6 khối lượng Mặt trời.

Tuy nhiên, chúng có khối lượng riêng rất lớn, bởi kích thước của chúng chỉ tương đương kích thước Trái đất (Mặt trời có đường kính lớn hơn Trái đất 109 lần). Mật độ của sao lùn trắng lớn đến mức, theo ước tính của NASA, một thìa vật chất của nó cân nặng tới 4 tỷ tấn!

Tuy nhiên, sao lùn trắng WDJ0551+4135 vừa được phát hiện, có khối lượng bằng 1,14 lần khối lượng Mặt trời. Nó lại nhỏ hơn Trái đất.

Hơn nữa, ngôi sao có bầu khí quyển giàu carbon. Điều đó chứng tỏ ngôi sao già hơn so với dự đoán ban đầu.

“Chúng tôi đã nhận dạng được một sao lùn trắng khác thường, với bầu khí quyển gồm hidro và carbon. Chưa có sao lùn trắng nào có kiểu khí quyển như vậy” – nhà khoa học Mark Hollands ở ĐH Warwick (Vương quốc Anh) cho biết như vậy.

Theo Mark Hollands, lời giải thích duy nhất là: Sao lùn trắng WDJ0551+4135 hình thành do kết quả liên kết 2 ngôi sao. Điều này cũng thể hiện qua khối lượng của sao lùn trắng này.

Những sao lùn trắng kiểu này có thể được tạo thành từ hệ thống sao đôi. Do kết quả tác động các trường hấp dẫn, hai ngôi sao ngày càng tiến lại gần nhau và cuối cùng kết dính với nhau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật