Cho con 34 năm, mẹ nghèo khó khăn liền tìm về để nhờ vả: Đau đớn vì bị từ chối thẳng thừng

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi còn trẻ cha mẹ bỏ mặc con cái, vậy lúc về già con cái có thể ‘bỏ rơi’ cha mẹ hay không? Đây là câu hỏi có lẽ khiến nhiều người trăn trở. Tuy vậy, cách ứng biến và hành xử như thế nào còn phải xem trường hợp cụ thể.
Cho con 34 năm, mẹ nghèo khó khăn liền tìm về để nhờ vả: Đau đớn vì bị từ chối thẳng thừng
(Ảnh: Ksina/ News.sina)

Đứa bé bị những "đứa trẻ" chối bỏ

//

Như câu chuyện của người phụ nữ sau, từng dấy lên một làn sóng gây tranh cãi, chia làm nhiều ý khác nhau. Cụ thể, Bà Wang, ở Thiệu Hưng (Chiết Giang) hiện đang rơi vào cảnh túng quẫn.

Chồng chết vài năm trước, bà nay ốm đau, đi lại khó khăn. Toàn bộ tiền tiết kiệm dồn hết vào thuốc thang. Hai người con trai bị thất bại kinh doanh cũng không hỗ trợ nuôi mẹ già. Lâu nay mỗi ngày bà chỉ nấu một bữa cơm hoặc cháo, với đồ khô có sẵn. Nhiều người cám cảnh cho trường hợp của bà.

Gần đây, bà Wang nghĩ đến đứa con trai út Xiao Zhang, đã cho người khác nuôi từ lúc một tuổi, giờ anh này 35 tuổi, đang sống ở Hàng Châu. "Tôi nghe nói sau tốt nghiệp đại học nó xin được việc ngay, thu nhập đến 550.000 tệ mỗi năm (khoảng 1,8 tỷ đồng)", bà nói.

Tuy nhiên, bà nhắn tin hay gọi điện nhiều lần mà người con này không trả lời. Hết cách, người mẹ đã nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ với hy vọng đứa con trai sẽ suy nghĩ lại. "Tôi không còn cách nào khác, tôi không biết làm sao để liên hệ với nó", bà nói thêm.

Câu chuyện của bà Wang trở thành đề tài bàn tán nóng hổi trên các diễn đàn mạng. Nhiều người thương cảm với bà, nhưng nhiều người cũng trách bà ’ác độc’ và cậu con trai hành xử như vậy là đúng.

Bà Wang chia sẻ câu chuyện với phóng viên (Ảnh: News.sina)

Ai đúng ai sai, có nên chu cấp tiền cho bậc sinh thành ‘đã bỏ rơi mình’ vẫn là câu hỏi không có lời giải đáp. Câu trả lời hay nhất là tùy cảm nhận của mỗi người. Như cậu con trai nói trên, suy cho cùng chẳng ai trách cậu được.

Nhưng đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Người mẹ có phần đáng trách và đáng thương. Đáng thương là bởi bà nghèo khó, hẳn là bất đắc dĩ mới phải cho con đi.

Có người nói bà dại, bà nông nổi, bà bất nhân mới đoạn tình với máu mủ, nhưng hãy nghĩ xa hơn, bởi nếu cậu con trai út tiếp tục sống với gia đình trong nghèo nàn, đói rách thì chắc gì tương lai của cậu đã được như bây giờ.

Vậy điểm đáng trách của bà mẹ là gì? Là bỏ rơi con không một lời hỏi thăm, bà chỉ nghĩ đến con mình khi quá nghèo khó. Có một số giả thiết cho rằng, gia đình nhận nuôi không muốn mẹ đẻ liên lạc với con họ.

Bữa ăn đạm bạc mỗi ngày(Ảnh: News.sina)

Nhưng nếu bà đã đồng ý, phải làm cho đến nơi đến chốn. Còn nếu thật sự yêu thương con, khi cậu bé đủ chín chắn và trưởng thành, bà sẽ tìm về để yêu thương, chứ không phải lúc khó khăn kinh tế mới nghĩ về con, thậm chí kêu gọi dân mạng giúp đỡ.

Và tất nhiên, ở hoàn cảnh của một đứa trẻ từng bị cha mẹ đẻ ‘từ chối’ nuôi, ai cũng sẽ mang trong mình một lòng hận thù khó buông bỏ. Cảm giác tổn thương, xót xa và so sánh.

Tại sao lại là mình chứ không phải là những đứa con khác bị cho đi? Tại sao cả bao năm trời không ai hỏi han, chăm sóc? Tại sao bây giờ mới tìm lại, liệu rằng là bởi yêu thương hay chỉ muốn lợi dụng tiền bạc mà thôi?

Cũng có luật sư cho rằng, người mẹ đã từ bỏ quyền nuôi con, tức là quyền và nghĩa vụ chăm sóc của họ đã được dỡ bỏ hoàn toàn. "Nếu quá trình nhận con nuôi được chấp nhận thông qua các thủ tục chính thức thì mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ ruột tự động dỡ bỏ, nghĩa là, không có nghĩa vụ phải hỗ trợ.

(Ảnh: News.sina)

Tuy nhiên, về mặt đạo đức, dù con đẻ hay con nuôi thì bổn phận làm con cũng nên chăm sóc cha mẹ già. Cá nhân tôi đề nghị cả hai bên ngồi xuống đàm phán để giải quyết vấn đề. Mỗi cây mỗi hoa, xin đừng phán xét ai đúng, ai sai", luật sư nói thêm.

Có lẽ sau cùng, nên để cho trái tim của người con mách bảo, liệu có gặp lại, liệu có chu cấp hay không, hoàn toàn do anh ta quyết định. Nhưng nếu anh ta hiểu chuyện, bình tâm suy nghĩ, thì dù không nhận mẹ cũng sẽ chu cấp cho bà một khoản đủ sống đến cuối đời.

Dù sao bà không có công dưỡng cũng có công sinh thành, hơn nữa bà cũng không sống được bao lâu nữa, lương tâm cắn rứt chắc cũng đủ khổ rồi! Tuy nhiên, nếu bà đòi hỏi hơn hoặc chỉ đang tâm lợi dụng, đứa con cứ từ chối thẳng thừng.

Hình minh họa (Ảnh: baomoi.com)

Nhìn lại câu chuyện này, chợt nhớ đến hoàn cảnh của cô gái Bỉ gốc Việt tên là Lauren Hồng Herremans, từng bị mẹ ruột bỏ rơi ở Ninh Bình, không một lời nhắn để lại. Sau này, cô được một cặp vợ chồng hiếm muộn nhận nuôi và có cuộc sống viên mãn.

Cô được học múa balê suốt 10 năm, học vẽ và các môn năng khiếu theo sở thích. Mỗi ngày trôi qua, với cô đều là giây phút đáng nhớ. Nhưng một, các bạn hỏi cô có phải người Trung Quốc không? Cô bối rối, không biết trả lời ra sao. Mang trăn trở hỏi bố mẹ nuôi, Lauren Hồng mới biết mình là người Việt Nam.

Sau 23 năm, đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi năm nào đã trở thành cô gái xinh đẹp, tốt nghiệp Đại học Odisee Brussels (ở Bỉ) chuyên ngành sư phạm tiểu học và hiện tại đang học lên thạc sĩ chuyên ngành tâm lý học.

‘Tôi biết ở các nước châu Á, việc có con khi chưa kết hôn vẫn bị lên án. Mẹ ruột tôi thật dũng cảm khi vượt qua miệng lưỡi thế gian, mang thai tôi 9 tháng, sinh tôi ra đời. Chắc hẳn bà rất đau khổ khi rời bỏ tôi.

Tôi có rất nhiều câu hỏi, chỉ mẹ mới có thể trả lời. Mẹ đã mang thai tôi khó khăn ra sao? Mỗi năm đến ngày sinh nhật, liệu mẹ có nhớ đến tôi? Cuộc sống của mẹ bây giờ thế nào? Tôi có anh chị em ruột thịt không? Nếu có cơ hội, mẹ sẽ cân nhắc việc gặp lại tôi chứ?, Lauren tâm sự.

Cô gái Bỉ luôn tìm kiếm mẹ của mình (Ảnh:Báo )

Cuộc đời là vậy đấy, con người không quyền được chọn lựa đấng sinh thành nhưng họ được quyền đối xử và yêu thương mẹ cha theo cách của riêng mình. Chúng ta không thể phán ai đúng ai sai nhưng hãy hành xử theo trái tim mách bảo và đừng để bản thân ân hận về sau.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật