Thăm làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Làng nghề gốm xứ Tân Phước Khánh là nơi duy nhất trong ba làng nghề ở Bình Dương còn duy trì việc đốt lò bằng củi, than.
Thăm làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương
Ảnh minh họa

Xem Video: Ghé thăm làng gốm Thanh Hà, Quảng Nam

//

Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, các làng nghề thủ công, truyền thống dần được thay thế bằng các thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, vẫn có những con người, những ngôi làng còn gắn bó với nghề thủ công để lưu giữ lại những giá trị văn hóa bất biến cho thế hệ mai sau. Làng gốm Tân Phước khánh là một làng nghề như thế.


Thuộc thị xã Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 35km về phía Tây Bắc, muốn đến Tân Phước Khánh, bạn phải men theo quốc lộ 1, đến Bình Chiểu rẽ vào quốc lộ TL743 là sẽ tới nơi.

Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác thời gian hình thành làng gốm. Chỉ biết rằng, làng gốm đã xuất hiện và tồn tại từ cuối thế kỷ 19, dựa trên nền tảng của các làng nghề gốm sứ ở Biên Hòa (làng nghề gốm sứ cổ nhất ở Nam Bộ).

Các sản phẩm ở đây chủ yếu là chén, bát, bình, vại, chậu cảnh… được gia dụng bằng lò củi truyền thống. Tất cả các sản phẩm đều được làm bằng tay.

Để có được những sản phẩm chất lượng và đẹp, đòi hỏi ở người thợ đốt lò củi phải thật khéo léo, có kinh nghiệm lâu năm. Thường thì mỗi mẻ sứ nung sẽ có thời gian từ 3 – 5 ngày. Sau đó sẽ được mang ra phơi khô, rồi tráng men.

“Chỉ khi đến với làng nghề gốm sứ thủ công, tôi mới thấu hiểu được sự vất vả của những người thợ và cảm thấy trân trọng những bình gốm sứ trong nhà hơn” – nhiếp ảnh gia Phạm Huy Thoại cho biết.

Các lò nung ở đây thường nhỏ. Các sản phẩm thủ công hầu hết là đơn giản về mẫu mã, nhưng lại được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và chất lượng.

Sản phẩm gốm ở đây cung cấp chủ yếu cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy gặp phải khó khăn bởi sự cạnh tranh của các mặt hàng gốm sứ đa dạng về mẫu mã nhưng người dân ở đây vẫn cố gắng, nỗ lực duy trì để giữ được làng nghề truyền thống cho con cháu.

Nghề truyền thống mang đến thu nhập chủ yếu cho người dân nơi đây.

Không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động, làng nghề gốm sứ còn thể hiện được nét đẹp văn hóa, lịch sử truyền thống của người dân Tân Phước Khánh từ bao đời nay.

Trong những năm gần đây, việc phát triển du lịch làng gốm thủ công ở Bình Dương đã được chú trọng và nâng cao. Thu hút được nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan vào tất cả thời gian trong năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật