50 năm cây đa Bác Hồ trồng ở Tam Sơn

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tam Sơn là một làng khoa bảng, là quê hương của đồng chí Ngô Gia Tự, nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng và là quê hương của phong trào Nghìn việc tốt.
50 năm cây đa Bác Hồ trồng ở Tam Sơn
Ảnh minh họa

Xem Video: CÂY LỘC VỪNG DÁNG TAM ĐA 50 NĂM TUỔI

//

Con đường liên xã nay đã được mở rộng và trải nhựa, đoạn đường vòng đến ngã ba, bên tay phải của một quả núi thấp, trên cao là ngôi chùa cổ. Chùa Tam Sơn có tên chữ là Cảm Ứng Tự, là một trong những ngôi chùa liên quan đến sự phát tích của triều đại nhà Lý, một triều đại hưng thịnh trong lịch sử dân tộc. Dưới triền núi trước cổng chùa có cây đa Bác Hồ trồng cách nay tròn 50 năm. Khi ấy Bác Hồ về thăm nhân dân, các cháu thiếu niên học sinh nơi có phong trào Nghìn việc tốt của Tam Sơn, vào ngày Mùng một Tết Nguyên đán Đinh Mùi (năm 1967).

Đứng dưới bóng cây đa xanh tốt, tưởng như còn ấm hơi thở của Bác, như Bác chưa từng đi xa. Tuổi của cây đa đã là 50 năm được Người trồng ở vùng núi nơi đất ghềnh đá cứng. Vào tháng 12 năm 1972, khi giặc Mỹ mở chiến dịch bằng không quân ồ ạ đánh vào Thủ đô Hà Nội, trong thời điểm đó máy bay B-52 của giặc đã đánh bom rải thảm vào Tam Sơn, kể cả khu vực chùa. Cây đa Bác trồng đã bị thương, mảnh bom đã cắt phăng một cành chính (cành hồng). Sau đó được nhân dân băng bó, quây đất và chăm sóc. Cây đa đã hồi sinh và phát triển, trường tồn, hiên ngang bám chắc trên nền đất núi đá sỏi và xanh tốt đến ngày nay. Cây đa là chứng tích ân tình của Bác đối với nhân dân, đặc biệt là nhân dân Tam Sơn.

Cây đa ở Tam Sơn. Ảnh: Tư liệu

Người có công chuẩn bị cây đa Bác Hồ trồng năm xưa là cụ Nguyễn Đình Trình ở thôn Yên Lã (Lã Rượu) thuộc phường Tân Hồng-thị xã Từ Sơn. Năm nay cụ Trình đã 87 tuổi, đảng viên lão thành có trên 65 năm tuổi Đảng, song cụ còn khỏe và nhanh nhẹn, cụ kể lại: Chiều 30 Tết (năm 1967), lúc này tôi đang đảm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Tân Hồng, thì được tiếp nhận ý kiến của huyện. Ngay đêm 30 Tết, xã cố kiếm một cây đa cho huyện. Quá đột ngột, nhưng ngay buổi chiều ấy, tôi bàn với các cụ trong tổ trồng cây của làng, rồi đi đến nhất trí đào chuyển cây đa trong đình của làng mới trồng được vài năm. Cây đa làng Yên Lã đã được giao cho huyện vào lúc 11 giờ đêm, sau đó vận chuyển bằng xe cải tiến vượt trên 7km đường bờ vùng, đồng ruộng với thời tiết mưa phùn lầy lội. Ngay đêm tôi được theo chân cây đa về Tam Sơn.

Khoảng giữa sáng mùng một Tết năm 1967. Sau khi Bác Hồ về, Người trồng cây đa trên nền đất vàn núi trước cửa chùa Tam Sơn, rồi Bác chúc Tết và nói chuyện với nhân dân và các cháu thiếu niên học sinh. Trước khi về Thủ đô, Bác lấy nhịp cho toàn thể hát bài kết đoàn. Cả một rừng người, rừng hoa, tiếng hát còn vang vọng mãi trong tâm trí của người đảng viên lão thành cho đến tận hôm nay.

Với niềm tự hào được phục vụ và chứng kiến Bác trồng cây đa ở Tam Sơn năm 1967, cụ Trình đã tự sáng tác một bài thơ, trân trọng treo trên tường cùng hình ảnh Bác Hồ kính yêu, xin trích một đoạn:

Thấm thoắt đã năm mươi năm

Làng ta dâng Bác cây đa Bác trồng

Bom Mỹ đánh cụt ngọn hồng

Cây đa vẫn sống mừng công thắng thù.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật