Afghanistan khó thoát vòng luẩn quẩn

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lệnh ngừng bắn một phần kéo dài 7 ngày tại Afghanistan đã chính thức có hiệu lực hôm 22-2 sau khi Mỹ và phiến quân Taliban đạt được thỏa thuận được coi là bước ngoặt lớn cho cuộc chiến kéo dài hơn 18 năm qua. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Taliban đều ra tuyên bố cho biết hai bên sẽ tiến hành ký thỏa thuận hòa bình vào ngày 29-2 tới tại Doha (Qatar), sau khi ’tuần giảm căng thẳng’ kết thúc.
Afghanistan khó thoát vòng luẩn quẩn
Hơn 5 năm qua, hai ông Ghani (trái) và Abdullah điều hành chính phủ trong tình trạng “đồng sàng dị mộng”. Ảnh: BBC

Trong một năm rưỡi qua, Mỹ với vai trò hỗ trợ Chính phủ Afghanistan đã đàm phán với Taliban nhằm tìm kiếm một thỏa thuận có thể giúp Washington rút binh sĩ về nước như cam kết tranh cử của Tổng thống Donald Trump. Đổi lại, Taliban cam kết không để Afghanistan trở thành nơi phát động các cuộc tấn công ra bên ngoài. “Tuần giảm căng thẳng” là dịp để kiểm chứng thiện chí của Taliban cũng như khả năng của ban lãnh đạo nhóm này trong việc kiểm soát các tay súng trên thực địa, trong khi phía Mỹ rút khoảng 50% trong số hơn 12.000 quân đang đồn trú ở Afghanistan.

Chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Afghanistan Scott Miller nhận định thỏa thuận giảm B.L là một cơ hội to lớn cho hòa bình.

Tuy nhiên, giới quan sát không lạc quan như vậy. Họ cho rằng lệnh ngừng bắn lần này ở Afghanistan chứa đựng nhiều rủi ro, thậm chí có người còn nghi ngờ “tuần giảm căng thẳng” có thể là thời điểm để các bên tham chiến củng cố lực lượng và đảm bảo lợi thế trên thực địa.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng trên chính trường Afghanistan cũng khiến con đường tìm kiếm hòa bình cho quốc gia Nam Á trở nên gập ghềnh hơn.

Cuộc chiến kéo dài gần 2 thập kỷ qua đã khiến ít nhất 58.000 binh sĩ Afghanistan, 42.000 phiến quân, 3.500 lính liên quân quốc tế (trong đó Mỹ chiếm 2/3) và 32.000 thường dân thiệt mạng, báo cáo hồi tháng 2-2019 của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết. Còn theo một báo cáo khác vừa được LHQ công bố ngày 22-2, ít nhất 10.000 thường dân Afghanistan thương vong vì chiến sự chỉ riêng trong năm ngoái.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Afghanistan hồi tháng 9 năm ngoái đã được công bố hôm 18-2 với chiến thắng thuộc về Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani. Tuy nhiên, đối thủ của ông này là người đứng đầu cơ quan hành pháp (chức vụ tương đương thủ tướng) Abdullah Abdullah lập tức lên tiếng bác bỏ và dọa sẽ thành lập một chính phủ song song. Ông Abdullah cũng cấm các quan chức bầu cử rời khỏi đất nước và thay thống đốc 2 tỉnh- hành động bị chỉ trích là gây tổn hại tiến trình hòa bình trong thời điểm hết sức nhạ‌y cả‌m hiện nay.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Afghanistan năm 2014, Ashraf Ghani và Abdullah Abdullah không ai chịu ai nên Mỹ phải đứng ra hòa giải và thành lập chức danh người đứng đầu cơ quan hành pháp để cả hai cùng điều hành chính phủ. Nhưng bất đồng giữa hai vị này khiến chính phủ hoạt động không hiệu quả, tạo điều kiện cho phiến quân khuếch trương thanh thế. Hiện kiểm soát hơn phân nửa lãnh thổ Afghanistan, Taliban được đánh giá là mạnh nhất kể từ khi bị lật đổ năm 2001.

Về việc ông Abdullah bác bỏ kết quả bầu cử và tuyên bố thành lập chính phủ song song, các nhà phân tích cho rằng điều đó sẽ làm suy yếu vị thế của Kabul trên bàn đám phán với Taliban sắp tới.

Không những vậy, tranh chấp kéo dài giữa hai nhân vật này cũng có khả năng đẩy Afghanistan vào cuộc xung đột sắc tộc giữa người Pashtun chiếm đa số (ủng hộ Tổng thống Ghani) và những sắc dân còn lại. Trước mắt, các đảng của người Tajik, Hazara và Uzbek đã lên tiếng ủng hộ ông Abdullah.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật