Xót 2 đứa trẻ đạp xe hơn 50 cây số tới thăm cha sau song sắt nhưng không thành: Vẫn vui vẻ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người lớn chúng ta vẫn thường dạy nhau rằng, hãy hiếu thảo với mẹ cha ngay khi còn có thể. Nhưng đặt trường hợp mẹ cha không được tốt tính, mẹ cha phạm tội ngồi tù, mẹ cha có quá khứ chẳng mấy tốt đẹp. Liệu bạn có đủ sự bao dung và đủ tình yêu thương để tha thứ cho họ?
Xót 2 đứa trẻ đạp xe hơn 50 cây số tới thăm cha sau song sắt nhưng không thành: Vẫn vui vẻ
Ảnh minh họa

Xem Video: Clip cảm động về tình cha con

//

Nếu ai đó đang còn lăn tăn, phân vân, đắn đo đi tìm câu trả lời thì xin hãy đọc câu chuyện của hai đứa trẻ sau để thấy xã hội này vẫn còn nhiều thứ đáng để trân quý, ít nhất là tình cảm gia đình.

Tại tỉnh Sisaket, đông bắc Thái Lan, từng có một trường hợp gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo đó, hai đứa trẻ chưa đến 10 tuổi, trong bộ quần áo ngắn, đầu không đội mũ, rủ nhau đạp xe đạp đến nhà tù thăm bố.

Hai anh em đã mất gần 5 tiếng để hoàn thành chuyến đi. Tuy nhiên, đến nơi thì hai anh em mới được biết là hôm đó không phải là ngày thân nhân được thăm phạm nhân.

Lúc này, một người quản giáo của nhà tù huyện Kantharalak, ông Apichai Manthong, đã chạy tới để nói chuyện trực tiếp với hai em. Ông vừa bồi hồi xúc động vừa ngạc nhiên đến tột độ.

Cả quãng đường gần 50 cây số nhưng hai đứa trẻ không hề tỏ thái độ mệt nhoài. Khi ông Apichai hỏi sao mẹ không đi cùng, hai em chỉ trả lời “mẹ ở Bangkok”, còn hai đứa sống với bà.

Hai anh em vẫn cười tươi sau chuyến đi (Ảnh: Tuổi Trẻ)

“Hai đứa rời khỏi nhà lúc 7 rưỡi sáng và đến nơi lúc 12h10 trưa. Không may là tụi nhỏ còn làm rớt bể luôn điện thoại trên đường đi. Thật tội cho hai đứa vì hôm nay không phải là ngày được vào thăm”, ông Apichai kể lại câu chuyện lên facebook của mình.

Dù rất thương mấy đứa nhỏ nhưng theo luật, ông Apichai không thể cho phép hai cậu bé vào, thay vào đó, ông dẫn hai anh em đến gặp ban quản trị để nghe thông báo về ngày cha các em mãn hạn tù.

“Hai đứa nhỏ vô cùng mừng rỡ khi nghe ngày cha mình sẽ được ra tù. Tôi thật sự rất xúc động trước tình cảm mà hai đứa dành cho cha mình. Tụi nhỏ tranh thủ được nghỉ học cuối tuần để đi thăm cha”, ông Aichai bùi ngùi chia sẻ.

(Ảnh: Ngoisao.net)

Ông Apichai còn nói, lúc đó bản thân chỉ có 200 baht (gần 140.000 đồng), nên ông cho hai đứa 100 baht để mua đồ ăn trưa và cho hai anh em thêm nước uống.

“Cầu mong Trời Phật phù hộ cho hai anh em về nhà an toàn. Tôi muốn nhắn nhủ đôi lời đến cơ quan chức năng nơi hai anh em ở. Nếu tụi nhỏ muốn đi thăm cha, xin hãy sắp xếp xe cho hai anh em đi. Tôi không muốn thấy cảnh tụi nhỏ phải đạp xe cả một quãng đường dài như vậy đến đây. Rất nguy hiểm”, ông viết.

Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự cảm động trước câu chuyện của hai anh em. “Dù xa cách mấy, tình cảm mà hai em dành cho cha mình làm cho khoảng cách ngắn lại. Hãy lớn lên thành người có ích cho cho xã hội các em nhé”, một người bình luận.

Hai anh em lặng lẽ ra về(Ảnh: Ngoisao.net)

Đúng là trên thế giới này, có những khoảnh khắc rất oái oăm và tréo ngoe, người lớn thì vô cùng nhỏ bé còn trẻ con lại quá đỗi phi thường và ‘sức mạnh’ của hai cậu bé nói trên là minh chứng cho điều kì diệu nhất.

Nể phục bao nhiêu lại xót xa bấy nhiêu, các em thân thể ốm yếu, gầy còm, đã thế còn không có gì phòng hộ trên người, đi giữa trời nắng với cái đầu trần, không ăn không uống… chỉ để được gặp và trò chuyện đôi ba phút với cha.

Vậy mà ngoài xã hội kia, biết bao kẻ giàu có, mẹ cha vẫn còn sống nhưng chưa một lần quay về chăm sóc hoặc nhấc máy hỏi han sức khỏe. Đã thế, biết bao kẻ đánh mẹ giết cha, gây hấn với anh em trong nhà chỉ để tranh giành tài sản.

Còn các em, tuổi còn bé tí, nhưng đồng lòng, đoàn kết, nghị lực phi thường, vượt dặm xa xôi với quãng đường không tưởng. Nhiều lúc người lớn chạy xe máy còn thấy oải, các em nhỏ như thế, lại chạy xe đạp vẫn hớn hở vui tươi…

Sức mạnh ấy có lẽ đến từ tình yêu thương vô bờ bến. Có thể trong mắt xã hội, cha của các em không phải là người tốt, đã phạm tội thì cần phải trả giá. Nhưng trong tâm hồn non nớt trẻ thơ, cha mãi là người không thay thế được.

(Ảnh: Ngoisao.net)

Lại nói, người quản giáo trong câu chuyện trên cũng thật sự quá tốt. Anh biết rung cảm trước hành động đẹp, anh biết sẻ chia với những tấm lòng. Anh hiểu tình người và giá trị của cuộc sống, chứ không như miệng đời, phán xét và đánh giá qua loa, áp đặt.

Cảm ơn anh vì đã động viên, an ủi các em, cho các em thêm niềm tin và hy vọng. Thay vì chỉ trích tội lỗi của người cha, anh hướng đến những điều tích cực hơn, rằng năm tháng nào cha của các bé sẽ được ra tù, rằng người cha sẽ sớm về để đoàn viên hạnh phúc, làm lại cuộc đời, che chở cho các con.

Cao cả hơn, anh còn giúp đỡ các em một phần nhỏ trong việc ăn uống, đi lại, nghỉ ngơi, dù anh cũng chẳng giàu có gì. Ừ thì một bữa cơm chẳng có gì to tát nhưng tấm lòng của anh thì lớn hơn thế gấp nhiều lần. Bởi anh biết các em cũng rất nghèo, không gặp được cha đã là một thiệt thòi, thế nên quãng đường về nhà còn bị đói bụng sẽ chua xót biết bao.

(Ảnh: Tuổi Trẻ)

Hóa ra, thế giới này vẫn còn có những câu chuyện rất đẹp, những tấm lòng đầy tính nhân văn. Nhưng càng vì thế, xin người lớn hãy càng chú ý đến hành động của mình. Hãy thương con trẻ, hãy thương gia đình mà kiểm soát bản thân, đừng vì một phút nông nổi mà hủy hoại tất cả.

Chợt nhớ ở xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, cũng từng có một câu chuyện đau lòng. Đó là hình ảnh một cậu bé lớp 1 đứng ngoài phòng xử án khiến ai nấy đều xúc động.

Được biết, cha của em là Lữ Văn T., một gã thanh niên sức dài vai rộng nhưng không lo chí thú làm ăn, bỏ mặc vợ con rồi dính vào ‘nàng tiên nâu’ triền miên năm tháng rồi bị tòa kết án tù.

Để được gặp cha mình, cậu bé đen nhẻm, nhỏ xíu ấy đã phải xin cô giáo nghỉ học. Vì quy định không được phép vào phòng xử nên cậu bé chỉ dám nép ngoài cửa chờ, thỉnh thoảng em lại nhìn vào bên trong xem tình hình của cha. Em nói, em rất nhớ ba mình.

Cậu bé khóc ròng ngoài phòng xử án (Ảnh: Người Đưa Tin)

Trước giờ xử, cậu bé có tiến sát lên gần ba nhưng không nói chuyện được gì. Lữ Văn T. nhìn thấy con và người thân, nước mắt của hắn cũng rưng rưng không kìm được. Có lẽ, phiên tòa này sẽ ám ảnh đứa bé ấy suốt cả cuộc đời, một cậu nhóc chỉ mới 7 tuổi, chưa kịp vui đùa, chưa kịp hạnh phúc đã phải rơi nước mắt.

Nhìn lại những khoảnh khắc đau lòng nói trên, chỉ mong sao người lớn luôn sống thiện lương để làm gương cho con trẻ, để gia đình yên ấm, sống trong hạnh phúc. Bởi một phút lỡ dại, có thể hại cả một thế hệ... mai sau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật