Lớp học online có là giải pháp hiệu quả trong mùa dịch bệnh?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng triệu học sinh, sinh viên Trung Quốc đang bắt đầu một học kỳ mới nhưng không phải là ngồi trong lớp học mà thông qua một màn hình máy tính tại nhà.
Lớp học online có là giải pháp hiệu quả trong mùa dịch bệnh?
Ảnh minh họa

Vài tuần sau khi các trường học trì hoãn kỳ học tiếp theo do dịch COVID-19 đang diễn ra, Bộ giáo dục Trung Quốc vào cuối tháng 1 đã ra lệnh cho tiến hành các lớp học trực tuyến. Những hoạt động hàng ngày bao gồm nghi thức chào cờ, điểm danh hay các bài giảng hiện được tiến hành như một ngày đi học bình thường.

Wang Lufeng, phó giáo sư khoa Thực phẩm học tại Đại học Nông nghiệp Hoa Trung ở Vũ Hán, cho biết ông đã phát trực tiếp bài giảng cho 62 sinh viên của mình. Để có được tín hiệu tốt hơn ở quê nhà ở khu vực phía đông tỉnh Sơn Đông, giáo sư Wang cho biết ông phải giảng bài từ mái nhà của mình.

"Điều này là hoàn toàn bình thường", Wang nói. "Phần lớn giảng viên trong trường chúng tôi đã bắt đầu cung cấp các khóa học trực tuyến".

Ảnh chụp màn hình từ một ứng dụng phát trực tiếp cho thấy một giảng viên của Đại học Bắc Kinh trong một lớp học trực tuyến với các sinh viên của mình. Ảnh: Sixth Tone.

Nhưng sự gia tăng về nhu cầu phát trực tiếp và các dịch vụ giáo dục trực tuyến khác đang gây ra các sự cố hoặc gián đoạn khi sử dụng mạng Internet, khi một số hashtag liên quan như "lớp học Tecentent bị hỏng" tràn ngập trên mạng xã hội Weibo.

"Tôi chờ từ 8 giờ sáng đến trưa, cảm giác như một thế kỷ đã trôi qua", một sinh viên đại học phàn nàn trên Weibo, đề cập đến sự gián đoạn thường xuyên trong các bài giảng trực tiếp.

Nhiều nền tảng giáo dục trực tuyến bao gồm Rain Classroom, Superstar Study System, and China University MOOC đã xin lỗi vì cung cấp dịch vụ kém vào thứ Hai, cho rằng lượng người dùng tăng vọt là nguyên nhân chính gây ra các sự cố về chất lượng đường truyền.

"Số lượng người dùng trực tuyến đồng thời trên nền tảng này cao hơn khoảng 10 lần so với thông thường, dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống và mất ổn định nền tảng", China University MOOC đã thông báo trên Weibo. Nền tảng giáo dục này khuyến nghị người dùng không đăng nhập trong giờ cao điểm để đảm bảo chất lượng.

Trước việc các hoạt động học trực tuyến ngày càng tăng, nhiều chuyên gia giáo dục đang đặt câu hỏi liệu các khóa học trực tuyến có cần thiết cho tất cả mọi người, từ học sinh tiểu học đến sinh viên đại học.

"Các sinh viên cần có khả năng tự chủ khi học trực tuyến", ông Xiong Bingqi, phó giám đốc của viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết. "Trong khi đó, việc dành quá nhiều thời gian trên mạng có thể ảnh hưởng đến thị lực của học sinh, và không có lợi cho việc nuôi dưỡng thói quen học tập của các em".

Đối với nhiều sinh viên, việc gặp khó khi truy cập vào máy tính và Internet cũng đặt ra những thách thức cho việc tiếp tục các lớp học trực tuyến.

Một sinh viên tên là You theo học tại Đại học Nông nghiệp An Huy cho biết rằng cô không thể đến tham dự thường xuyên các lớp học do chất lượng Internet tại quê nhà Phúc Kiến rất kém và vì cước mạng di động rất đắt.

"Sẽ rất khó để bạn có thể tham gia các lớp học trực tuyến tại một ngôi làng nông thôn. Ở đây không có kết nối băng thông rộng.

Không phải gia đình nào cũng có điện thoại thông minh", theo lời You.

Ông Xiong nhận định rằng các khóa học trực tuyến không thể làm giảm sự phân chia giáo dục giữa thành thị và nông thôn và trên thực tế thậm chí có thể phản tác dụng.


"Bên cạnh việc truy cập Internet, trẻ em nông thôn còn thiếu sự giám sát và hướng dẫn của gia đình. Cung cấp cho các em các khóa học trực tuyến không có nghĩa là chúng sẽ học. Khoảng cách giữa trẻ em thành thị và nông thôn thậm chí có thể nới rộng".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật