“Made in China”, cách Corona virus lan truyền “căn bệnh” k‌ì th‌ị Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những câu chuyện “bài” Trung Quốc đang lan truyền khắp nơi. Chính quyền ở một số quốc gia đã phải lên tiếng phê phán tình trạng này.
“Made in China”, cách Corona virus lan truyền “căn bệnh” k‌ì th‌ị Trung Quốc
Chợ Hải Sản tại Vũ Hán

Khi người dân Singapore tụ tập vào cuối tuần trong kì nghỉ Tết Nguyên đán, đã có những trò đùa về thói quen ăn uống của người Trung Quốc giống như “ăn bất cứ thứ gì có bốn chân ngoại trừ cái bàn” hay “ăn mọi thứ biết bay trừ máy bay” về Covid-19 virus của Vũ Hán.

Và cũng có những câu đùa rằng “không cần phải lo lắng - virus sẽ không tồn tại lâu bởi vì nó được sản xuất tại Trung Quốc (made in China)” .

Những trò đùa, nhuốm màu phân biệt, sớm phát triển thành những lời kêu gọi quốc gia hải đảo này cấm du khách Trung Quốc vào. Một bản kiến nghị “Change.org” bắt đầu vào ngày 26 tháng 1 có 118.858 chữ ký vào chiều thứ Tư đã được gửi lên chính quyền Singapore.

Trong số những người kêu gọi về việc ưu tiên sức khỏe hơn tiền từ du lịch, có Ian Ong, người đã viết: “Chúng tôi không phải là người ăn thịt chuột hay dơi và không nên phải gánh vác trách nhiệm của họ”.

Những câu chuyện bài người Trung Quốc và thói quen ăn uống của họ đã lan rộng khắp thế giới kể từ khi những trường hợp đầu tiên của Coronavirus 2019 (2019 n-CoV) xuất hiện ở tỉnh Vũ Hán vào tháng 12.

Virus hiện đã lây nhiễm gần 70.000 người, hầu hết trong số họ ở Trung Quốc nơi có gần 1700 người từ vong. Hàng trăm người đã bị nhiễm bệnh ở phần còn lại của châu Á - bao gồm cả ở Singapore và Malaysia.

Một số quốc gia, bao gồm cả Philippines, đã ngừng cấp thị thực khi đến với tất cả các công dân Trung Quốc. Papua New Guinea đã đi xa hơn, đóng cửa hàng không và cảng biển cho tất cả người nước ngoài đến từ châu Á.

Ở Malaysia, đã có những lời kêu gọi chặn khách du lịch Trung Quốc và cả các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội tuyên bố rằng dịch bệnh là sự trừng phạt thần thánh đối với Trung Quốc. Một số nhà thờ Hồi giáo ở Malaysia cũng đã đóng cửa với khách du lịch Trung Quốc.

Tại Nhật Bản, một số cửa hàng đã đăng một tấm biển ghi: “Không có người Trung Quốc nào được phép vào cửa hàng. Chúng tôi không muốn lây truyền vi-rút”.

Từ trưa ngày thứ Tư, Singapore đã cấm khách du lịch từ Hồ Bắc, hoặc những người giữ hộ chiếu được cấp trong tỉnh. Malaysia cũng đã ngừng cấp thị thực cho du khách Trung Quốc từ Hồ Bắc.

Chính phủ Singapore cho biết lệnh cấm du lịch là do xu hướng toàn cầu cho thấy hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh là ở những người ở đó và quốc gia này muốn giảm thiểu việc truyền virus vào Singapore.

Sự kỳ thị ngày càng tăng, thậm chí đã lan tới châu Âu. Sinh viên tốt nghiệp Sam Phan đã viết trên tờ báo The Guardian của Anh về cách một người đàn ông trên xe buýt ở London đã đứng dậy và rời xe ngay khi Phan ngồi xuống. “Tuần này, mọi người nhìn tôi như thể tôi là một phần của sự đe dọa và bệnh tật. Họ xem tôi là một người mang virus chỉ vì tôi tới từ Trung Quốc”, anh viết.

Tại Canada, trang web BlogTO của Toronto cho biết sự kỳ thị cũng gắn với thực phẩm của Trung Quốc, lưu ý rằng một điều tương tự đã xảy ra trong đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (Sars) năm 2003, đã lây nhiễm 8.000 người trên toàn cầu và giết chết gần 800 người.

Người ta vẫn chưa biết làm thế nào Corona virus đã truyền từ động vật hoang dã sang người, nhưng ngay từ đầu, chợ thủy sản Huânan ở thành phố trung tâm Vũ Hán được cho là nguồn gốc của căn bệnh này. Chợ buôn bán động vật hoang dã, từ cáo đến chó sói, từ kỳ nhông khổng lồ đến những con công và nhím.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, có nhiều nghiên cứu đã xuất hiện cho thấy nơi đây có thể không phải là nguồn gốc của virus.

Tạp chí y khoa The Lancet ngày 24 tháng 1 cho biết trong số các trường hợp lâm sàng đầu tiên nhiễm virus, 13 trong số 41 trường hợp không có liên kết với nơi đây.

bệnh nhân đầu tiên cho thấy các triệu chứng vào ngày 1 tháng 12, có nghĩa là nhiễm trùng ở người phải xảy ra vào tháng 11 năm 2019, nếu tình thời gian ủ bệnh hai tuần. Các nhà nghiên cứu cho biết virus có thể đã lây lan ở nơi khác ngoài Vũ Hán trước khi được phát hiện.

Tương tự như vậy, bộ gen virus virus đã được giải trình nhưng các nhà nghiên cứu không chắc liệu nó đến từ loài dơi - như Sars - hay rắn.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam, người có liên quan mật thiết đến cuộc chiến chống lại Sars, cho biết bất cứ ai cũng có thể nhiễm virus từ động vật.

“Đây là trường hợp đúng người gặp virus đúng lúc. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai tiếp xúc với virus, hoặc gặp những con dơi trong thời điểm không thuận lợi nhất”, anh nói, đề cập đến một trường hợp ở Melaka, Malaysia, khi một con dơi bay vào nhà và lây nhiễm cho một người đàn ông 39 tuổi và gia đình anh ta .

Và bộ trưởng chính phủ Singapore cũng đã phải lên tiếng.

Bộ trưởng Phát triển Quốc gia, Lawrence Wong, người đồng chủ trì một nhóm đặc nhiệm được thành lập để đối phó với virus, nói hôm thứ Hai: “Tôi muốn đảm bảo với người Singapore rằng chính phủ sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ người Singapore nhưng điều này không có nghĩa là phản ứng thái quá, hoặc tệ hơn, là bài ngoại”

Nhà viết kịch người Singapore Zizi Azah, nói rằng thật phi lý khi gắn virus vào việc bài ngoại. “bệnh tật không có ranh giới địa lý hay chủ‌ng tộ‌c và nó không nên là lý do cho sự bài ngoại, dù bất kể nơi nó bắt đầu hay nơi nó đến”, cô nói.

Bộ trưởng Giáo dục Singapore Singapore, Ye Kung hôm thứ Hai kêu gọi sự đồng cảm, “ Là một trong những trung tâm quốc tế, chúng tôi có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi những dịch bệnh như này. Nhưng, tôi muốn nói rằng đừng đối xử với người khác những gì bạn không muốn người khác đối xử với mình. Tất cả chúng ta phải giải quyết vấn đề một cách khách quan.”

Tại Malaysia, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã làm rõ rằng bất kỳ nhà thờ Hồi giáo nào tự đóng cửa với khách du lịch Trung Quốc không liên quan tới chính phủ.

“Đây không phải là một chính sách của chính phủ và đó là một hành động vô trách nhiệm”, ông nói hôm thứ Tư, cảnh báo rằng việc lan truyền tin tức giả có thể khuấy động căng thẳng chủ‌ng tộ‌c.

“Mặc dù chúng tôi tin vào tự do ngôn luận, điều đó không có nghĩa là chúng tôi có thể để mặc việc kích động cảm xúc của người khác”, ông nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10531
  1. Bác sĩ từng đoạt giải quốc gia của Trung Quốc qua đời vì virus corona
  2. Nhật ký trở về từ cửa địa ngục của chàng trai nhiễm virus corona
  3. WHO bác tin đồn virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua muỗi
  4. WHO: Thế giới phải chuẩn bị cho ‘nguy cơ đại dịch’
  5. WHO cảnh báo Covid-19 có khả năng thành đại dịch
  6. ‘Người sống sót’ kể về 24 ngày chiến đấu với COVID-19: Cứ ngỡ là ảo giác, hóa ra trong phòng thực sự có dơi
  7. Lo ngại dịch COVID-19, nhiều nước đóng cửa biên giới với Iran
  8. Quảng Đông - điểm dịch lớn thứ hai Trung Quốc hạ mức cảnh báo
  9. 4 tỉnh Trung Quốc hạ mức phản ứng khẩn cấp
  10. Phát ngôn của WHO trong một tháng bùng phát Covid-19
  11. Ông Tập nói dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có
  12. 2 bác sĩ tử vong vì virus corona trong 24 giờ qua tại tâm dịch Hồ Bắc
  13. Italia trở thành ổ dịch corona lớn nhất bên ngoài châu Á
  14. Mùa dịch ở TP Hàng Châu
  15. Dịch COVID-19: Những bí ẩn vẫn chưa lời đáp
  16. Chủ tịch Tập Cận Bình: Covid-19 là thách thức lớn đối với Trung Quốc
  17. Nổi lên điểm nóng virus corona mới, chợ hải sản Vũ Hán được ‘giải oan’
  18. Trước 1 ngày đến viện trợ Vũ Hán, chàng y tá quỳ gối cầu hôn bạn gái tại bệnh viện
  19. Thêm 1 hành khách trên du thuyền Diamond Princess tử vong
  20. Người đàn ông nhiễm Covid-19 ủ bệnh 27 ngày
  21. Số người chết vì Covid-19 ở Hồ Bắc giảm mạnh
  22. Dịch Covid-19 lây lan cho hàng trăm tù nhân Trung Quốc
Video và Bài nổi bật