Sự thật về kinh tế Hàn Quốc sau chiến thắng của Parasite

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự lan tỏa về văn hóa của Hàn Quốc, với chiến thắng của Parasite, được Bloomberg đánh giá là tương thích với kỳ tích về sự trỗi dậy kinh tế mạnh mẽ của quốc gia này.
Sự thật về kinh tế Hàn Quốc sau chiến thắng của Parasite
Một buổi lưu diễn của nhóm nhạc BTS. Ảnh: ilgan Sports.

Ngày 10/2, bộ phim Parasite đã xuất sắc giành được 4 giải Oscar bao gồm cả hạng mục Phim hay nhất. Đây là chiến thắng được tìm kiếm từ lâu cho văn hóa đại chúng Hàn Quốc.

Theo Bloomberg, đây không phải chiến thắng đầu tiên trong lĩnh vực văn hóa của Hàn Quốc.

Những năm gần đây, các chương trình âm nhạc và truyền hình Hàn Quốc đã bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu. BTS, nhóm nhạc nam Hàn Quốc, đã giành vị trí Quán quân trên Bảng xếp hạng các album bán chạy nhất của Billboard (Mỹ). Các buổi lưu diễn của họ tại Mỹ thu hút rất đông người hâm mộ từ các khu vực khác nhau. Kpop cũng tạo ra những hiệu ứng mạnh mẽ tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các chương trình phim truyền hình Hàn Quốc vốn đã rất nổi tiếng ở Đông Á tiếp tục xâm nhập khắp thế giới.

Làn sóng Hàn Quốc không chỉ dừng lại là một trào lưu văn hóa toàn cầu. Đó còn là câu chuyện độc đáo và thú vị về sự phát triển kinh tế thần tốc của một quốc gia.

Trong quá khứ, nhiều quốc gia từng giàu có nhờ sở hữu các thu‌ộc đị‌a. Không giống các trường hợp nêu trên, Hàn Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1910 đến năm 1945. Ngay sau khi kết thúc thời kỳ này, xứ sở kim chi tiếp tục bị tàn phá bởi chiến tranh Triều Tiên. Năm 1960, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc trên đầu người chỉ đạt giá trị tương đương 1.000 USD.

Giai đoạn đầu của chia cắt 2 miền, Triều Tiên đã phục hồi nhanh hơn và tưởng chừng sẽ phát triển vượt qua Hàn Quốc. Năm 1964, Joan Robinson, nhà kinh tế học, đã dành những lời khen ngợi cho "phép màu" này tại Triều Tiên. Nhưng cũng trong khoảng thời gian đó, sự kiện Park Chung-hee lên nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 1961 đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc.

Ông Park đã tập trung nỗ lực biến Hàn Quốc thành một quốc gia phát triển về công nghệ và kinh tế. Để chỉ đạo nền kinh tế đất nước một cách hiệu quả, ông đã thành lập các cơ quan như Ủy ban Kế hoạch Kinh tế và Bộ Thương mại và Công nghiệp.

Tổng thống Park Chung Hee. Ảnh: ABC News.

Ông Park không quan tâm đến việc một chính sách mang tính tư bản hay xã hội chủ nghĩa. Ông chỉ quan tâm rằng chính sách đó có phục vụ các mục tiêu công nghiệp của ông hay không.

Park Chung-hee đã cho xây dựng công ty thép nhà nước có tên POSCO vì thấy được tầm quan trọng của công nghiệp sản xuất thép đối với sự phát triển của quốc gia. Các ngân hàng được quốc hữu hóa dưới thời của ông Park. Mặc dù cho phép các tập đoàn "chaebol" (tài phiệt) phát triển lớn mạnh, ông Park luôn nhắc nhở các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng họ phụ thuộc vào chính phủ, yêu cầu các giám đốc điều hành phải báo cáo trực tiếp với ông và tống giam những người có hành vi tham nhũng.

Ông tìm cách thúc đẩy xuất khẩu bằng cách cho các công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài được hưởng các chế độ ưu đãi như vay ngân hàng với lãi suất thấp, hưởng trợ cấp...

Việc tập trung vào xuất khẩu đã thúc đẩy các công ty Hàn Quốc rời khỏi thị trường nội địa và tiến vào đấu trường toàn cầu và cạnh tranh với các cường quốc công nghiệp hàng đầu như Nhật Bản và Mỹ. Hàn Quốc cũng đã thuê các đội ngũ chuyên gia ở nước ngoài để học hỏi công nghệ nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Tuy vậy, chiến lược của ông Park cũng đã có những hạn chế nhất định. Đất nước phát triển chậm lại và sự cai trị hà khắc của ông Park gây ra bất bình trong những năm 1970, và ông bị ám sát vào năm 1979. Nhưng các diễn biến sau đó cho thấy Hàn Quốc đã không quá lệ thuộc vào ông Park Chung-hee. Hàn Quốc lại tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 1997, Quỹ Tiền tệ Quốc tế phân loại Hàn Quốc là quốc gia phát triển.

Giá trị sản phẩm quốc nội dành cho nghiên cứu và phát triển. Ảnh: Bloomberg.

Ngoài văn hóa ngày càng phát triển, Hàn Quốc còn tự hào là cường quốc công nghệ khi sở hữu công ty điện tử thành công nhất thế giới Samsung và những nhà sản xuất ô tô hàng đầu như Hyundai, Daewoo. Sự phát triển này được dự đoán tiếp tục diễn ra vì Hàn Quốc vẫn đầu tư nghiên cứu nhiều hơn so với các đối thủ của mình.

Ba thập kỷ sau khi giành độc lập, 67 năm sau khi bị chiến tranh tàn phá, người dân Hàn Quốc có mức sống ngang bằng Anh.

Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người năm 2018. Ảnh: Bloomberg.

Hàn Quốc vẫn còn nhiều thách thức. Các công ty chaebol thống trị nền kinh tế và cơ sở sản xuất phụ thuộc vào Trung Quốc. Địa vị của người phụ nữ còn bị xem nhẹ. Dân số đang già đi nhanh chóng. Mạng lưới an toàn xã hội cần được tăng cường.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật