Nam Cực vừa có ngày nóng nhất lịch sử, hậu quả toàn cầu nghiêm trọng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một trạm nghiên cứu ở mũi bắc của Nam Cực đo được nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận vào ngày 6/2, theo các nhà khoa học.
Nam Cực vừa có ngày nóng nhất lịch sử, hậu quả toàn cầu nghiêm trọng
Trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina ở mũi bắc của Nam Cực trong bức ảnh năm 2014. Ảnh: AFP.

Nhiệt độ ở trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina đạt 18,3 độ C, các nhà khoa học từ cơ quan khí tượng nước này cho biết. Con số trên phá vỡ kỷ lục 17,5 độ C ở cùng địa điểm vào ngày 24/3/2015. Dữ liệu nhiệt độ tại trạm Esperanza đã có từ năm 1961, theo CNN.

Như vậy, nhiệt độ ngày 6/2 tại trạm Esperanza còn cao hơn nhiệt độ 14-18 độ C được dự báo ở Hà Nội cho ngày 8/2. Nam Bán cầu đang trải qua mùa hè.

Tổ chức Khí tượng Quốc tế (WMO) cho biết sẽ thành lập một ủy ban để xác nhận nhiệt độ phá kỷ lục này. Nhưng trong một thông cáo, tổ chức này cũng nói “mọi thứ chúng tôi chứng kiến cho đến nay cho thấy đây có thể là kỷ lục thật”.

Nam Cực đang nóng lên nhanh do các khí thải của con người giữ lại nhiệt, và sẽ có hậu quả toàn cầu nghiêm trọng, đặc biệt cho hàng triệu người đang sống ven biển, dễ chịu ảnh hưởng của nước biển dâng.

Khu vực thuộc Nam Cực mà nhiệt độ kỷ lục trên được ghi nhận là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất Trái Đất, đã tăng 3 độ C chỉ trong vòng 50 năm, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Các nghiên cứu cho thấy sông băng khổng lồ của Nam Cực đang tan nhanh do sự nóng lên toàn cầu. Và băng ở Nam Cực có đủ nước để khiến nước biển dâng gần 60 m.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nước biển nóng lên đang làm tan sông băng Thwaites ở phía tây Nam Cực, riêng sông băng này có thể làm nước biển dâng 3 m. Tương tự, sông băng Pine Island cũng cho thấy dấu hiệu tan chảy bất thường trong 25 năm qua, theo CNN.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật