‘Lời nói dối ngọt ngào’ của anh cảnh sát khi đóng giả con ruột của cặp vợ chồng già

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người lớn luôn dạy con nít đừng bao giờ nói dối, bởi ‘một lần bất tín, vạn sự bất tin’. Nhưng cuộc đời vốn dĩ đa màu sắc và thế giới này không có gì là tuyệt đối. Lời nói dối cũng vậy, nói dối để cứu người, để giúp đỡ, nói dối nhằm giảm thiểu sự đau đớn lại mang ý nghĩa đầy nhân văn.
‘Lời nói dối ngọt ngào’ của anh cảnh sát khi đóng giả con ruột của cặp vợ chồng già
Ảnh minh họa

Cách đây nhiều năm về trước, trên sóng truyền hình ở tỉnh Sơn Tây (TQ) từng chia sẻ một câu chuyện vô cùng xúc động về cặp vợ chồng già mất đi đứa con trai thân yêu. Theo đó, bà Liang Qiaoying và con trai Liang Yu, bị phơi nhiễm khí độc trong một vụ tai nạn.


Con trai bà không qua khỏi, còn bà Liang may mắn sống sót nhưng bị liệt và suy giảm tinh thần. Người chồng tên Xia Zhanhai quyết định không cho vợ mình biết về sự ra đi của con trai. Bất cứ khi nào vợ nói muốn gặp con, ông Xia lại nói dối rằng con đang đi làm ở một thành phố khác.


Cụ bà bị sang chấn tâm lý sau tai nạn (Ảnh: Daily Mail)


Năm 2010, trong khi xem một chương trình truyền hình về công việc của cảnh sát ở Thượng Hải, ông Xia bất ngờ vì nhìn thấy một người đàn ông có ngoại hình rất giống cậu con trai đã qua đời.

Xem Video: Con gái ruột "ngược đãi" mẹ già 93 tuổi? 

//


Khi đó, ông Xia nghĩ rằng vị cảnh sát trẻ tuổi đó có thể là phương án giúp vợ mình hồi phục tinh thần và cười trở lại. Nhưng ông Xia không biết cách nào liên lạc với anh ấy.


Làm mọi cách nhưng không thể tìm được chàng trai bí ẩn, ông Xia đăng ký tham gia một chương trình truyền hình ở Sơn Tây với hy vọng có thể tìm kiếm thông tin và gây chú ý với anh. Nhưng ông cũng không có thêm manh mối nào.


Anh cảnh sát (phải) rất giống người con trai quá cố (Ảnh: Daily Mail)


Mãi đến năm 2013, một chương trình truyền hình thực tế ở Hàng Châu đã biết tới câu chuyện cảm động của ông Xia và quyết định giúp ông tìm kiếm người cảnh sát. Cuối cùng, họ tìm ra được chàng sĩ quan tên Jiang Jingwei.


Thương lắm nỗi đau mất con của vợ chồng già, nó như một vết dao cứa vào lòng những người làm cha làm mẹ, nhất là khi họ chẳng còn sống được bao lâu nữa, lại phải chứng kiến cảnh ‘kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh.’


Có ai đó đã từng nói, đau nhất của cuộc đời không phải là bị phản bội mà là mất đi người thân. phản bội chỉ đem lại hận thù trong thoáng chốc, nhưng mất mát gia đình có thể sầu bi cả một kiếp người. Thương nhất là phụ nữ, họ yếu đuối và dễ suy thoái tinh thần, nhất là trường hợp mẹ mất con.


Cụ ông đau buồn vì mất mát của gia đình (Ảnh: Daily Mail)


Có lẽ với cụ bà nói trên, dù luôn được chồng động viên và thông báo con trai ‘vẫn còn sống’ nhưng chắc chắn, bằng linh tính trời cho, người mẹ ấy đã hiểu có điều gì đó không ổn. Bà ốm và gầy đi nhiều, cả tinh thần lẫn tâm trí đều không còn minh mẫn.


Thương cụ bà và nể bản lĩnh cụ ông. Dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn làm chỗ dựa tốt cho vợ. Ông không bỏ rơi bà lúc khó khăn nhất.

Dẫu điều kiện tài chính hạn hẹp và sức lực đã yếu đi nhưng ông vẫn cố gắng tìm lại người thanh niên có khuôn mặt giống cậu con trai quá cố, chỉ với một niềm tin duy nhất, năn nỉ người này đóng giả làm máu mủ của mình, cứu vớt người vợ đang rơi vào bế tắc.

Lời nói dối tuyệt vời nhất thế gian.


May mắn thay, khi nghe câu chuyện của gia đình ông Xia, anh Jiang đồng ý gặp mặt trên truyền hình. Là một người đàn ông đã lập gia đình, anh Jiang cảm thấy rất xúc động trước sự mất mát và nỗi đau của đôi vợ chồng già.


Anh nói sẵn sàng giả vờ là người con trai đã mất của họ. "Lúc đầu, mẹ ruột của tôi không đồng ý khi tôi gọi người phụ nữ khác là mẹ.

Nhưng sau đó, hai mẹ con đều thống nhất sẽ làm như vậy. Đó là một chuyện nên làm", anh Jiang chia sẻ.


(Ảnh: Daily Mail)


Một cuộc gặp gỡ được sắp xếp ngay trên sóng truyền hình. Người dẫn chương trình giải thích với bà Liang rằng con trai bà làm việc xa nhà trong nhiều năm nên giọng nói đã thay đổi đáng kể.


Ngoài ra, họ còn nói với người mẹ rằng anh đang làm việc cho một đơn vị bảo vệ đặc biệt nên không thể thường xuyên về nhà. Anh còn bị cấm không được nói tiếng mẹ đẻ Sơn Tây do tính chất công việc.


Khi họ "đoàn tụ" trong chương trình, đôi vợ chồng già bật khóc trước mặt Jiang. Chàng cảnh sát tốt bụng cũng rơi nước mắt khi cúi xuống ôm bà Liang. Toàn bộ cuộc gặp gỡ chỉ kéo dài trong vài phút nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn tới người mẹ bị liệt.


"Sau ngày hôm ấy, vợ tôi đã ngủ như một đứa trẻ hơn 8 tiếng đồng hồ. Đã rất lâu rồi bà ấy không ngủ ngon như vậy", ông Xia tiết lộ.


Cuộc hội ngộ diễn ra cách đây 5 năm, hiện tại mối quan hệ giữa hai vợ chồng và anh Jiang vẫn rất tốt. Họ đã đến thăm anh ở Thượng Hải hồi tháng 5, hàng ngày vẫn hay gọi điện thoại hỏi thăm nhau. Sức khỏe của bà Liang cải thiện đáng kể từ khi gặp Jiang.


(Ảnh: Daily Mail)


Tinh thần bà phấn chấn vì có thể nói chuyện với con trai thường xuyên hơn. "Dù cậu ấy sống ở Thượng Hải, hai vợ chồng tôi ở Sơn Tây, trái tim chúng tôi vẫn ở bên nhau. Tôi thực sự coi cậu ấy là con trai tôi", ông Xia nói. "Tôi sẽ luôn ở bên họ", anh Jiang cũng khẳng định.


Cảm ơn lắm vì cuộc đời này vẫn còn những con người rất tốt, chấp nhận những yêu cầu vô lý để giúp đỡ lẫn nhau. Dù cái nghề của anh Jiang là để đấu tranh với sự dối dá. Nhưng lời nói dối năm ấy, thực sự ý nghĩa vô cùng.


Anh đã cứu cuộc đời của một người mẹ ra khỏi bể khổ, cứu một người chồng không biết phải làm sao để vực dậy gia đình. Anh còn cứu rỗi cho một xã hội nhiều thị phi, toan tính bằng một trái tim ấm áp, chân thành.


(Ảnh: Daily Mail)


Không những thế, anh còn duy trì lời nói dối ấy bằng việc thường xuyên liên lạc với cụ bà, quan tâm chăm sóc với họ như mẹ cha.

Anh không những được mẹ ruột ủng hộ, được vợ cảm thông mà còn được cả xã hội yêu mến.


Hóa ra thế giới này, có những lời nói dối còn ý nghĩa còn hơn cả sự thật. Nói dối để mang mang lại nụ cười, mang lại nước mắt hạnh phúc chứ không phải là những đớn đau, hờn ghét, nhưng sau cùng thì lời nói dối ấy lại là ’sự thật’. Bởi giản đơn, không ai dối được trái tim mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật