Bí mật của ‘thác máu’ xuất hiện ở Nam Cực

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ một vết nứt ở sông băng Taylor thuộc thung lũng khô McMurdo, Nam Cực, tự nhiên chảy ra một dòng nước màu đỏ như máu.
Bí mật của ‘thác máu’ xuất hiện ở Nam Cực
Ảnh minh họa

Năm 1911 nhà địa chất học Griffith Taylor đã phát hiện hiện tượng kỳ lạ ấy đầu tiên, màu sắc đỏ của dòng nước được cho là đến từ một loài tảo. Sau đó, người ta cho rằng nguồn gốc của màu đỏ ấy là do hồ nước mặn ngầm giàu sắt dưới dòng sông băng Taylor. Nhiệt độ của nước hồ -5 độ C, nhưng vì quá mặn đến nỗi hồ không đóng băng được.

Nhưng thác máu ẩn chứa một bí mật khác, mà các nhà khoa học từ Đại học Harvard đã bắt đầu khám phá - nó là môi trường sống của vi khuẩn bị mắc kẹt trong hàng thiên niên kỷ, chúng sinh sản trong điều kiện cực kỳ khó sống.

Khoảng hai triệu năm trước, sông băng Taylor đã chảy phủ lên hồ nhỏ chứa vi khuẩn cổ đại. Vi khuẩn bị mắc kẹt dưới lớp băng dày, chúng vẫn tồn tại kể từ đó, nhưng bị cô lập. Không có ánh sáng, oxy và ít nhiệt, vi khuẩn không thể nhận năng lượng thông qua quá trình quang hợp. Thay vào đó, vi khuẩn sống nhờ khoáng chất bị mắc kẹt trong hồ.

Sự tồn tại của hệ sinh thái thác máu cho thấy sự sống có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất trên trái đất.

Nhiều bí mật hấp dẫn liên quan đến thác máu vẫn còn nằm dưới hồ nước dưới băng không thể tiếp cận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật