Huawei chi 26 triệu USD xây hệ sinh thái mới

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Huawei đang cố gắng lôi kéo các kỹ sư ở Anh, Ailen xây dựng kho ứng dụng riêng của mình sau khi bị chặn các dịch vụ từ Google.
Huawei chi 26 triệu USD xây hệ sinh thái mới
Huawei Mate 30 là smartphone đầu tiên của hãng không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn thành công ở Trung Quốc.

Huawei bắt đầu xây dựng hệ sinh thái mới, thay thế những ứng dụng bị Google cấm cửa. Trong sự kiện mới nhất ở London hôm 15/1, hãng tuyên bố đầu tư 26 triệu USD để thu hút các nhà phát triển ứng dụng của Anh, Ailen.

Đại diện Huawei cũng cam kết triết khấu 15% doanh thu từ các nhà phát triển, thay vì mức 30% như Google hay Apple đang áp dụng. Phó chủ tịch dịch vụ tiêu dùng của Huawei ở châu Âu, Jamie Gonzalo, nhấn mạnh, hãng đang cố gắng xây dựng một hệ sinh thái với các ứng dụng thân thiện hơn so với các gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon. Nhà phát triển cũng có thể tiếp thị ứng dụng của mình ngay trên màn hình chính của người dùng.

Huawei không nói nhiều về hệ Harmony OS, hệ điều hành họ dùng để thay thế Android. Một vài nguồn tin cho biết Harmony OS có thể sẵn sàng vào giữa năm 2020. Tuy nhiên, cửa hàng ứng dụng của hãng vẫn khá nghèo nàn so với Google. Một số ứng dụng phổ biến như Amazon, Snapchat, TikTok và Fortnite có sẵn nhưng không đủ để giữ chân người dùng, đặc biệt là khác hàng ở thị trường châu Âu.

Huawei Mate 30 là smartphone đầu tiên của hãng không chạy Android. Model này không được tích hợp Google Mobile Services (GMS) - bộ khung (framework) cho phép cài đặt các ứng dụng chứng thực của Google. Có nghĩa người dùng không thể tải APK hoặc các dịch vụ sau khi mua hàng trên kho ứng dụng. Kể cả khi tìm cách qua mặt để cài đặt, các ứng dụng của Google sau đó vẫn không thể hoạt động và cũng không thể truy cập các quyền hệ thống tối thiểu để chạy. Việc bẻ khóa thiết bị không phải đơn giản với người dùng phổ thông và mang đến nhiều rủi ro về bảo mật thông tin.

Kỹ sư của Google cũng cảnh báo chính phủ Mỹ về những rủi ro khi Huawei phát triển hệ điều hành riêng. Các phần mềm độc hại bên trong thiết bị Huawei có khả năng lấy được những thông tin nhạ‌y cả‌m. Một khi điện thoại Huawei bị nhiễm phần mềm độc hại, người dùng dễ bị lộ thông tin cá nhân. Ngoài ra, những thiết bị liên lạc điện thoại của hãng cũng có thể bị đánh cắp dữ liệu. Đây không đơn thuần là vấn đề bảo mật thông tin người dùng mà còn là liên quan đến an ninh quốc gia.

Bất chấp những cảnh báo đó, Mỹ vẫn đưa Huawei vào danh sách đen thương mại. Từ giữa năm 2019, Google tuyên bố cắt đứt quan hệ với hãng công nghệ Trung Quốc. Điện thoại mới của Huawei không được truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến, trong đó có Google Play Store, ứng dụng Gmail và YouTube.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật