Trung Quốc thực sự lo lắng về nền kinh tế

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ Trung Quốc muốn làm bất cứ điều gì có thể để bảo vệ nền kinh tế vào năm 2020. Đó là một nhiệm vụ to lớn ở phía trước.
Trung Quốc thực sự lo lắng về nền kinh tế
Những người săn việc làm tập trung tại hội chợ việc làm dành cho sinh viên tại Đại học Đông Bắc, tỉnh Liêu Ninh hồi tháng 3-2019. Ảnh: CNN

Bắc Kinh từng tuyên bố, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không thể rơi vào tình trạng suy thoái và nguy cơ thất nghiệp hàng loạt trong bối cảnh nước này đang vướng vào nợ nần, nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm và một cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ.

Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong năm 2010 bởi vì đây là năm đánh dấu kết thúc Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, mà trong đó chính phủ hứa sẽ thành lập một "xã hội thịnh vượng" và chấm dứt nghèo đói. Các thành viên cao cấp của Bộ Chính trị tuần trước cho biết rằng tất cả các nỗ lực phải được thực hiện để đạt được những mục tiêu đó vào năm 2020.

Trong những tuần gần đây, chính phủ đã tạo ra các bước đột phá nền kinh tế bằng một loạt các biện pháp kíc‌h thí‌ch, từ việc cắt giảm thuế quan có thể giúp xoa dịu việc giá cả tăng, đến việc cắt giảm lãi suất nhằm thúc đẩy cho vay ngân hàng nhiều hơn. Quốc hội Trung Quốc hồi tháng trước đã kêu gọi chính quyền địa phương "nỗ lực hết mình" nhằm ngăn chặn việc mất đi một số lượng lớn công ăn việc làm trong năm nay - điều được coi là ưu tiên chính sách hàng đầu của đất nước.

Nguy cơ bất ổn xã hội

Chính phủ thậm chí còn cảnh báo rằng nước này có thể phải đối mặt với "những sự cố bất ngờ lớn" nếu tình trạng thất nghiệp tăng lên - một từ ngữ ám chỉ tình trạng bất ổn và bạo loạn xã hội. Trong những năm gần đây, chính phủ cho biết họ phải tạo ra 11 triệu việc làm mới hàng năm để giữ tỷ lệ thất nghiệp không tăng lên.

Trong khi dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp hầu như không tăng trong vài năm qua, dao động từ 4% đến 5%, những động thái của Bắc Kinh gần đây cho thấy họ đang lo lắng bất thường về nền kinh tế đang phát triển chậm lại cũng như những thách thức mà đất nước sẽ đối mặt trong năm nay.

Ông David Zweig, giáo sư danh dự tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, nói: "Bắc Kinh lo lắng nhiều về tình trạng bất ổn xã hội hơn là lo ngại về nợ nần cục bộ”. Theo ông Zweig, bất ổn xã hội có thể là nguy cơ mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Ông Frank Ching, một nhà bình luận chính trị Trung Quốc và phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cũng cho rằng, "Năm 2020 sẽ rất khó khăn và tình trạng thất nghiệp hàng loạt có thể là vấn đề đáng sợ nhất. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế, nó có thể phát triển thành vấn đề chính trị". Theo ông Ching, thất nghiệp hàng loạt - do suy thoái kinh tế nghiêm trọng và sự thất bại của các doanh nghiệp ở Trung Quốc - có thể khiến căng thẳng xã hội gia tăng và gây ra tình trạng bất ổn lớn hơn.

Các nhân vật chính trị và kinh doanh lớn ở Trung Quốc cũng bày tỏ mối quan ngại về nền kinh tế. Cuối tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Zhong Shan đã yêu cầu mọi người thắt lưng buộc bụng và chuẩn bị cho một năm khó khăn phía trước. Người sáng lập của Alibaba (BABA) Jack Ma gần đây cũng thừa nhận môi trường kinh doanh khó khăn vào năm 2019. Phát biểu trước các doanh nhân ở Thượng Hải vào tháng trước, ông Ma cho rằng "chúng ta phải biết rằng đó có thể chỉ là khởi đầu".

Nền kinh tế chậm lại

Trung Quốc dự kiến sẽ công bố số liệu tăng trưởng năm 2019 vào ngày 17-1 tới. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy tăng trưởng GDP trong quý thứ ba đã chậm lại với tốc độ thấp nhất kể từ năm 1992.

Mức tăng trưởng 6% vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của chính phủ là 6-6,5% trong năm nay. Nhưng theo ông Gao Shanwen, nhà kinh tế trưởng của Cty nghiên cứu Essence Securities có trụ sở tại Thâm Quyến, sự chậm lại còn lâu mới kết thúc. Dù kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển, ông Gao dự đoán tăng trưởng GDP hàng năm trong thập kỷ tới sẽ không vượt quá mức trung bình 5%. Trong một nghiên cứu gần đây, ông cho rằng Trung Quốc sẽ phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tốc độ tăng trưởng trên 4% - thấp hơn ít nhất hai điểm phần trăm so với những gì Bắc Kinh dự kiến sẽ đặt ra cho mục tiêu trong năm nay trong cuộc họp thường niên vào tháng 3.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một phần nguyên nhân gây ra nền kinh tế gặp khó, nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Nợ đã tăng vọt trong thập kỷ qua lên mức cực kỳ cao, khi chính phủ và các Cty nhà nước bắt đầu vay rất nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 để tài trợ cho các dự án nhà ở và cơ sở hạ tầng. Sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng khi giá nhà đất và thịt lợn tăng, điều này có thể làm giảm chi tiêu cho xe hơi, hàng xa xỉ và điện thoại cao cấp.

Khu vực tư nhân sôi động một thời của Trung Quốc đang gặp khó khăn cũng làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Chính phủ đã kiểm soát việc cho vay,  vốn không được kiểm soát từ năm 2017 đến đầu năm 2019, nhằm khắc phục rủi ro do nợ gia tăng. Nhưng điều đó làm cho các Cty tư nhân khó vay tiền hơn. Các ngân hàng đang cho các doanh nghiệp nhà nước vay nhiều tiền hơn trong những năm gần đây, điều mà theo ông Gao là thực sự nguy hiểm. Khu vực nhà nước không phải là khu vực hiệu quả hơn nhưng nó có thể giúp ổn định việc làm. "Trong ngắn hạn, tốc độ chậm lại đã giảm bớt. Nhưng về lâu dài, nền kinh tế ngày càng kém hiệu quả”, ông Gao lưu ý nghiên cứu của mình.

Làn sóng các biện pháp chính sách

Sự quan tâm của Trung Quốc đối với nền kinh tế được thể hiện rõ, đặc biệt trong những tuần gần đây.

Chính phủ đã đã bơm hàng chục tỷ USD vào hệ thống ngân hàng; công bố kế hoạch xây dựng thêm đường sắt và sân bay; giảm thuế nhập khẩu cho hàng trăm sản phẩm; và hứa sẽ mở rộng một số ngành công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài.

Mới đầu tháng này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cố gắng kíc‌h thí‌ch nền kinh tế bằng cách giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ. Điều này giúp giải ngân khoảng 115 tỷ USD cho vay dài hạn.

Trung Quốc cũng không bỏ lỡ khu vực tư nhân. Thủ tướng Lý Khắc Cường gần đây cho biết chính phủ đang nghiên cứu làm thế nào có thể cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính hơn cho các Cty nhỏ và siêu nhỏ. Điều đó có thể bao gồm việc yêu cầu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm lãi suất đối với các đối tượng vay tiền để hoạt động vay thương mại. ông Lý cũng kêu gọi các ngân hàng Trung Quốc cung cấp cho các Cty nhỏ nhiều tiền hơn. kíc‌h thí‌ch tài khóa cũng là một biện pháp. Bộ Giao thông Vận tải nước này gần đây đã phác thảo kế hoạch chi gần 400 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng đường sắt, đường cao tốc và đường thủy. Bộ Thương mại cũng có kế hoạch mở rộng nền kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài, điều này có thể giúp cung cấp thêm nguồn tài chính cho tăng trưởng và đổi mới.

Các ngành công nghiệp khác cũng được mở rộng. Đầu tháng này, cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc đã công bố các quy định mới để thu hút các ngân hàng nước ngoài vào thị trường. Các quy định này sẽ cho phép họ mở chi nhánh và sở hữu hoàn toàn các ngân hàng ở Trung Quốc. Và cùng lúc đó, chính phủ bắt đầu cho phép các Cty nước ngoài sở hữu hoàn toàn các Cty con trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ hoạt động tại Trung Quốc. Những hạn chế về quản lý quỹ hoặc các Cty chứng khoán cũng sẽ được dỡ bỏ vào cuối năm nay.

Chính phủ cũng đã có nhiều hành động trực tiếp để ngăn chặn nguy cơ thất nghiệp. Gần đây, mọi người đã dễ dàng di chuyển từ khu vực nông thôn đến hầu hết các thành phố của Trung Quốc để tìm kiếm việc làm bằng cách tiếp cận hệ thống đăng ký hộ gia đình bắt buộc. Theo các nhà phân tích từ công ty nghiên cứu Huaxi Securities, điều đó có thể đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tại các thành phố đó và ổn định thị trường bất động sản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật