Argentina đang ‘gần như vỡ nợ’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Alberto Fernandez nói Argentina đang “gần như vỡ nợ“ và so sánh tình hình với cuộc khủng hoảng năm 2001 vốn được xem là tồi tệ nhất lịch sử nước này.
Argentina đang ‘gần như vỡ nợ’
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez. Ảnh: Reuters.

"Tình hình không giống như năm 2001, nhưng cũng tương tự. Thời đó nghèo đói ở mức 57%, ngày nay chúng ta có 41% người nghèo; thời đó chúng ta vỡ nợ thật, ngày nay chúng ta gần như vỡ nợ", ông Fernandez nói trong chương trình truyền hình La Cornice hôm 22/12.

đang trong cơn suy thoái và đã trải qua 18 tháng khủng hoảng kinh tế xuất phát từ việc đồng tiền sụp đổ. Nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ ước tính sụt giảm 3,1% trong năm 2019, theo AFP.

Vị tổng thống theo đường lối trung tả lên nắm quyền hôm 10/12 sau khi đánh bại đối thủ Mauricio Macri thuộc phe tự do trong cuộc bầu cử tổng thống. Trước đó, ông Fernandez từng nói sẽ sẵn sàng trả các khoản nợ.

Song hôm 20/12, chính phủ đã đơn phương trì hoãn đến tháng 8/2020 đối với khoảng 9 tỷ USD nợ đáo hạn, dẫn đến việc nợ của quốc gia bị hạ bậc bởi các tổ chức xếp hạng Fitch và S&P.

"Đây là những gì chúng tôi được thừa kế. Chúng tôi không thể đối mặt với điều này bằng cách trả các khoản nợ đang rơi xuống", ông Fernandez nói, so sánh với cuộc khủng hoảng năm 2001 khi Argentina vỡ nợ 100 tỷ USD. Đây được xem là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất Argentina trong lịch sử gần đây.

"Chúng ta từng có tỷ lệ thất nghiệp cao, và ngày nay chúng ta cũng như vậy. Những gì chúng ta từng không có là quá trình lạm phát mà chúng ta chứng kiến bây giờ", ông nói.

Tổng thống đã nhận được hỗ trợ chính trị từ quốc hội hôm 21/12, với sự chấp thuận cho một luật khẩn cấp kinh tế có hiệu lực từ ngày 23/12.

Luật đề ra các biện pháp như tăng thuế đối với tầng lớp trung lưu và thượng lưu, cải thiện lợi ích cho các khu vực thiếu thốn nhất và áp thuế 30% đối với việc mua và bán tiền tệ.

Ông Fernandez duy trì hạn mức 200 USD/tháng đối với việc mua ngoại tệ, biện pháp do người tiền nhiệm Macri áp đặt vào tháng 8/2018, lưu ý rằng đồng USD đang khan hiếm và đắt đỏ ở Argentina.

"Chúng ta phải chấm dứt thói quen tiết kiệm bằng đô-la", ông nói, đề cập đến thói quen lâu đời của người Argentina, vốn xem việc mua đồng USD như một biện pháp để đối phó với tình trạng lạm phát tại đất nước.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Argentina là 55% và nợ chiếm gần 90% GDP.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật