Bình Phước : Tìm hiểu nguồn gốc tên gọi và nét đặc trưng nơi đây

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dưới đây là bài viết tổng hợp về nguồn gốc tên gọi và nét văn hóa , truyền thống của tỉnh Bình Phước. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Bình Phước : Tìm hiểu nguồn gốc tên gọi và nét đặc trưng nơi đây
Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo. Ảnh: Báo Bình Phước

Xem Video: Sok Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước

//

Sóc Bom Bo ở tỉnh Bình Phước


Bom Bo là một xã thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Những năm 1962-1963, quân Mỹ càn quét triền miên, dồn dân vào ấp chiến lược. Dân làng sóc Bom Bo, phần lớn thuộc dân tộc S’tiêng, kiên quyết giữ làng xóm.

Hơn 100 người dân của sóc lặng lẽ băng rừng, vượt suối vào căn cứ Nửa Lon, bên dòng suối Đăk Nhau và Đăk Liêng để lập ra sóc mới cũng mang tên Bom Bo. Già làng Điểu Lên được xem là hình tượng của người dân Bom Bo trong kháng chiến và xây dựng làng xã.

Theo tập quán của người S’tiêng, giã gạo là việc của phụ nữ thường làm vào ban đêm. Năm 1965, ở chiến dịch Đồng Xoài, một số đơn vị bộ đội chủ lực miền Nam thiếu gạo, già làng đã kêu gọi cả sóc giã gạo nuôi quân dưới ánh sáng bằng đuốc lồ ô. Đây là chất liệu thực tế để nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác bài "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" với những câu hát:

Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa
Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khua
Bồng con ra võng để đòng đưa
Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa.

Tháng 4/1998, chính quyền địa phương thành lập xã mới mang tên Bom Bo, sóc Bom Bo được đổi tên mới là thôn 1. Năm 2008, xã Bom Bo được tách thành xã Bom Bo và xã Bình Minh. Địa danh sóc Bom Bo nay là thôn Bom Bo thuộc xã Bình Minh.

Tỉnh Sông Bé


Thời nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ 19, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc. Lúc này, Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn.

Năm 1889, Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một.

Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam, trong đó có 2 tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước.

Đầu năm 1971, Trung ương Cục miền Nam thành lập phân khu Bình Phước, đến cuối năm 1972 giải thể phân khu này và thành lập tỉnh Bình Phước.

Ngày 2/7/1976, Quốc hội thành lập tỉnh Sông Bé trên cơ sở sáp nhập Thủ Dầu Một, Bình Phước và 3 xã thuộc huyện Thủ Đức.

Ngày 1/1/1997, Sông Bé được tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước. Trong đó, Bình Dương gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An; còn Bình Phước gồm Bình Long và Phước Long cũ.

Bình Phước có diện tích lớn nhất Nam Bộ


Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng Tây Nam Bộ. Ảnh: wikimedia.org

Tỉnh Bình Phước thuộc Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Phía đông Bình Phước giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía nam giáp tỉnh Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Đăk Lăk và Campuchia.

Bình Phước hiện có 3 thị xã (Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long) và 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng), rộng 6.872 km2, là tỉnh có diện tích lớn nhất khu vực Nam Bộ.

Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng Tây Nam Bộ với địa hình tương đối bằng phẳng. Một số nơi bị chia cắt, gồm dạng địa hình đồng bằng và bán đồng bằng, trung du, đồi bát úp, núi thấp, cao nguyên thấp. Phần lớn diện tích tỉnh là đồi đất đỏ bazan nối tiếp nhau.

Xem Video: Núi Bà Rá

//


Núi Bà Rá
 


Núi Bà Rá. Ảnh: kiemlam.binhphuoc.gov.vn

Đứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả khu vực rộng lớn, gồm hồ và thủy điện Thác Mơ, rừng cây có hệ thực vật đa dạng. Trên đỉnh núi có đài tiếp vận truyền thanh - truyền hình, nhằm đưa sóng đến những vùng xa trong tỉnh.

Tháng 3/2010, hệ thống cáp treo hoàn thành và đưa vào sử dụng, giúp du khách dễ dàng tham quan núi Bà Rá.

Tỉnh Bình Phước có vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập. Phía đông vườn quốc gia này là tỉnh Đăk Nông, phía Tây Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 hecta, trong đó rừng tự nhiên là 21.376 hecta. Vùng đệm vườn rộng 15.200 hecta gồm 7.200 hecta thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 hecta của tỉnh Đăk Nông.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: vuonquocgiabugiamap.vn

Vườn là nơi bảo tồn hệ động vật, thực vật hoang dã, nguồn dược liệu quý hiếm, đồng thời vừa là rừng phòng hộ đầu nguồn cho những hồ chứa nước của thủy điện Thác Mơ và thủy điện Cần Ðơn. Tại đây đang bảo tồn 724 loài thực vật, 278 giống cây dược liệu quý và 437 loài động vật.

’Rừng chính phủ’ là di tích ở huyện Lộc Ninh

Địa danh Tà Thiết - Kroom nằm trên xã Lộc Thành (Lộc Ninh, Bình Phước) cách TP HCM 130 km. Ngày trước, người dân trong vùng quen gọi là "rừng chính phủ", bởi Quân ủy, Bộ Tư lệnh các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh đóng tại đây, còn gọi là căn cứ Tà Thiết.


Căn cứ Tà Thiết. Ảnh: binhphuoc.gov.vn

Ngày 7/4/1972, Lộc Ninh là huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh miền quyết định dời căn cứ Quân ủy từ Sóc Con Trăng (Tây Ninh) về đóng tại Tà Thiết.

Đầu tháng 3/1973, căn cứ Tà Thiết bắt đầu được xây dựng và được xác định là căn cứ cuối cùng của cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Dưới những tán cây lớn, xung quanh là rừng đan chằng chịt là nhà làm việc của nhiều chỉ huy cao cấp trong Bộ Tư lệnh miền Nam.

Các công trình phục vụ khác như bếp Hoàng Cầm, nhà chính ủy, hầm giao ban, hội trường... đều được xây dựng theo lối nhà bán âm, nửa chìm nửa nổi để về đêm hạn chế ánh sáng đèn phát ra ngoài. Khu di tích lịch sử này có địa bàn rộng, bằng phẳng, không gian yên tĩnh, không khí trong lành. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật